Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Hoa

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 08/12/2006
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Thương mại

NGHỊ ĐỊNH THƯ

SỬA ĐỔI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Chính phủ các nước Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa In-đô-nê-xia, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (“Lào PDR”), Ma-lai-xia, Liên bang Myanmar, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa Xinh-ga-po, Vương quốc Thái lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các Quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi chung là “ASEAN” hoặc gọi riêng là “Quốc gia thành viên ASEAN”), và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (“Trung Quốc”);

NHỚ LẠI Hiệp định Thương mại Hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc (“Hiệp định Thương mại Hàng hóa”), do các Bộ trưởng Kinh tế của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ký tại Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 29 tháng 11 năm 2004;

GHI NHẬN RẰNG ngày 18 tháng 7 năm 2005 Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết Bản Ghi nhớ về các vấn đề còn tồn tại trong Khuôn khổ Hiệp định Thương mại Hàng hóa (“Bản Ghi nhớ giữa Trung Quốc và Việt Nam”);

NHẰM bổ sung các nghĩa vụ ngoài các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa và các Phụ lục của Việt Nam như được quy định trong Bản Ghi nhớ giữa Trung Quốc và Việt Nam;

GHI NHẬN rằng Điều 19 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa quy định Hiệp định có thể sửa đổi nếu có văn bản thống nhất của các Bên;

ĐÃ THỐNG NHẤT NHƯ SAU:

Điều 1. Sửa đổi Chú thích số 2 trong Điều 8 (1) của Hiệp định Thương mại Hàng hóa

Chú thích số 2 trong Điều 8 (1) của Hiệp định Thương mại Hàng hóa sẽ được xóa bỏ và thay bằng một chú thích mới như sau:

“2 Các thành viên ASEAN chưa phải là thành viên WTO sẽ loại bỏ các hạn chế định lượng của họ sau 3 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực hoặc phù hợp với cam kết của họ khi gia nhập WTO, tùy thời điểm nào sớm hơn.”

Điều 2. Sửa đổi Phụ lục 1 của Hiệp định Hàng hóa về Mô hình Cắt giảm đối với các dòng Thuế trong Lộ trình thông thường

1. Các cam kết của Việt Nam đối với các dòng thuế trong Phụ lục 1 của Hiệp định này sẽ được bổ sung vào Phụ lục 1 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa với chú thích sau trong Đoạn 1 (ii) của Phụ lục 1 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa:

“Mặc dù đã có mô hình cắt giảm thuế này, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế quan của những sản phẩm trong Tiểu Phụ lục 1 của Phụ lục này theo lịch trình quy định trong đó”

2. Đoạn 6(b)(iii) của Phụ lục 1 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa sẽ được xóa bỏ và thay toàn bộ bằng đoạn mới 6(b)(iii) như sau:

“(iii) Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan của 45% dòng thuế trong Danh mục Thông thường không muộn hơn ngày 1 tháng 1 năm 2013.”

3. Đoạn 7 của Phụ lục 1 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa sẽ được sửa đổi như sau:

“Thuế suất ACFTA của các dòng thuế của các Bên nêu trong Tiểu Phụ lục 2 sẽ được xóa bỏ không muộn hơn ngày 1/1/2012 đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc và ngày 1 tháng 1 năm 2018 đối với các nước CLMV.”

4. Danh mục các mặt hàng trong Phụ lục 2 của Nghị định thư này sẽ được bổ sung vào Tiểu Phụ lục 2 thuộc Phụ lục 1 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa.

Điều 3. Sửa đổi Phụ lục 2 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa về Mô hình cắt giảm thuế quan đối với những dòng thuế trong Lộ trình Nhạy cảm

1. Phụ lục 2 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa sẽ được sửa đổi như sau:

(a) Đoạn 1(iii) thuộc Phụ lục 2 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

(b) Đoạn 1(ii) của Phụ lục 2 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa sẽ được sửa đổi thành:

“(ii) Cam-pu-chia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Mi-an-ma và Việt Nam: 500 dòng thuế cấp 6 số.”

(c) Đoạn 2(iii) thuộc Phụ lục 2 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa sẽ được loại bỏ và thay bằng đoạn 2(iii) mới như sau:

“(iii) Việt Nam:

Sẽ duy trì không quá 40% tổng số dòng thuế trong Lộ trình Nhạy cảm hoặc 140 dòng thuế ở cấp 6 số, tùy mức nào thấp hơn.”

(d) Đoạn 3(ii) của Phụ lục 2 của Hiệp định Hàng hóa sẽ được xóa bỏ và thay bằng đoạn 3(ii) như sau:

“Cam-pu-chia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Mi-an-ma và Việt Nam sẽ giảm mức thuế suất MFN áp dụng của các dòng thuế trong Danh mục Nhạy cảm xuống 20% trong muôn hơn ngày 1 tháng 1 năm 2015. Sau đó các mức thuế suất này sẽ được giảm xuống 0-5% không muộn hơn ngày 1/1/2020.”

(e) Đoạn 7 của Phụ lục 2 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa sẽ được xóa bỏ và thay bằng đoạn 7 mới như sau:

[...]