Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 25/05/2021 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Phạm Minh Chính |
Lĩnh vực | Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí,Vi phạm hành chính |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2021/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 |
DỰ THẢO |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.
1. Bổ sung cụm từ “hành chính” tại các cụm từ “vi phạm nhiều lần” thành “vi phạm hành chính nhiều lần’’ tại các điểm a, b, c, khoản 3 Điều 5.
2. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 8 như sau:
“a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau:
“3. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Thời hiệu xử phạt vi phạm áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 26 như sau:
“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.
b) Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
c) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng chưa kê khai thuế.
Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.”
5. Bổ sung từ “giảm” vào trước từ “miễn” tại điểm b, khoản 2 Điều 42.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau:
“Điều 43. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Các trường hợp miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 38 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2,3, 4, 5 Điều này.
2. Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hoá bị thiệt hại, sau khi trừ đi giá trị được bảo hiểm, bồi thường (nếu có).
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2021/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 |
DỰ THẢO |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.
1. Bổ sung cụm từ “hành chính” tại các cụm từ “vi phạm nhiều lần” thành “vi phạm hành chính nhiều lần’’ tại các điểm a, b, c, khoản 3 Điều 5.
2. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 8 như sau:
“a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau:
“3. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Thời hiệu xử phạt vi phạm áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 26 như sau:
“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.
b) Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
c) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng chưa kê khai thuế.
Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.”
5. Bổ sung từ “giảm” vào trước từ “miễn” tại điểm b, khoản 2 Điều 42.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau:
“Điều 43. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Các trường hợp miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 38 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2,3, 4, 5 Điều này.
2. Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hoá bị thiệt hại, sau khi trừ đi giá trị được bảo hiểm, bồi thường (nếu có).
Hồ sơ chứng minh giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại và giá trị được bảo hiểm, bồi thường như sau:
a) Biên bản kiểm kê, xác định giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập;
b) Biên bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực), trừ trường hợp có hồ sơ bồi thường quy định tại điểm c khoản này;
c) Hồ sơ bồi thường thiệt hại vật chất được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có);
d) Hồ sơ trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân phải bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có).
3. Không miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt.
4. Trường hợp được miễn, giảm tiền phạt thì cũng được miễn, giảm tiền chậm nộp tiền phạt tương ứng.
5. Người nộp thuế đã được miễn, giảm tiền phạt nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế phát hiện việc miễn, giảm tiền phạt không đúng quy định tại Điều này thì người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt ban hành quyết định hủy hoặc điều chỉnh quyết định miễn, giảm tiền phạt. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm thu vào ngân sách nhà nước khoản tiền phạt đã được miễn, giảm không đúng và tính tiền chậm nộp trên số tiền phạt được miễn, giảm không đúng. Ngày bắt đầu tính tiền chậm nộp tiền phạt được miễn, giảm không đúng là ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt.”
1. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với vi phạm hành chính nhiều lần
Tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp sau: thực hiện từng hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 7; các khoản 1, 2, 3, điểm d khoản 4, các điểm a, b c, d khoản 6 Điều 8; điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này trên nhiều tờ khai/chứng từ thuộc hồ sơ hải quan ở các thời điểm đăng ký tờ khai hải quan khác nhau, được phát hiện ở cùng một thời điểm thì xử phạt vi phạm hành chính một lần về hành vi vi phạm, đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo khoản 5, khoản 6 Điều này”.
b) Bổ sung khoản 5, khoản 6 như sau:
“5. Thời điểm hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc được xác định như sau:
a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 Nghị định này mà tổ chức, cá nhân đã thực hiện thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế, thời điểm kết thúc là thời điểm người vi phạm thực hiện thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế;
b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8 Nghị định này, thời điểm kết thúc là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; thời điểm nộp bản khai hàng hóa, danh sách hành khách, bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có phát sinh hành vi khai sai;
c) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 10 Nghị định này, thời điểm kết thúc là thời điểm người xuất cảnh, nhập cảnh hoàn thành việc khai hải quan;
d) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này, thời điểm kết thúc là thời điểm nộp, xuất trình hoặc gửi chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan theo tờ khai hải quan đã được đăng ký;
đ) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định này, thời điểm kết thúc là thời điểm người nộp thuế thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán;
e) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định này, thời điểm kết thúc là thời điểm người nộp thuế nộp báo cáo quyết toán;
g) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm kết thúc là thời điểm khai, nộp, xuất trình chứng từ, tài liệu cho cơ quan hải quan;
h) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm kết thúc là thời điểm sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan;
i) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 7 Điều 11 Nghị định này, thời điểm kết thúc là thời điểm truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
k) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9; khoản 8 Điều 11; điểm b, c, đ, e, h khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22 Nghị định này, thời điểm kết thúc là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
6. Các hành vi vi phạm được xác định đang thực hiện là các hành vi khác tại Nghị định này, trừ các hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế.
Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của hải quan được quy định như sau:
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.”
4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 30 như sau:
a) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”.
c) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:
“3a. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và e khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”.
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và e khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 31 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau:
“5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”.
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 32 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
“4. Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 6 như sau:
“b) Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều 7; khoản 2 Điều 7; các điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 3 Điều 7; điểm c khoản 4 Điều 7; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8; các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 8; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 10; các khoản 1, 2, 3 Điều 11; khoản 1 Điều 12; khoản 1 Điều 13; các khoản 1, 2 Điều 23; các khoản 1, 2 Điều 24 Nghị định này;
c) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 8; các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a, b khoản 5 Điều 10; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 11; các điểm a, b, c khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 11; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12; các khoản 1, 2, 3, 4, 7, 8 Điều 13; các điểm a, b, c, d khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 15; điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16; các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17; Điều 18 (trừ trường hợp mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền của các chức danh này); Điều 19; các khoản 1, 2, 3, 7, 8 Điều 20; các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 21; các khoản 1, 2, điểm a, b, c ,d, đ, e, g khoản 3, khoản 4 Điều 22; Điều 23; các khoản 1, 2 Điều 24; các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này;”.
c) Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 9 như sau:
c.1.) Bổ sung điểm a.1 vào sau điểm a, bổ sung điểm b.1 vào sau điểm b như sau:
“a.1) Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 7, điểm d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.
b.1) Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 13 Nghị định này.”.
c.2) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c như sau:
“b) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 7, điểm b, d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;
c) Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 13 Nghị định này.”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm đ, điểm e khoản 10 như sau:
“đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, các điểm b, c, d, đ khoản 5, khoản 7, điểm b, c và d khoản 8 Điều 13 Nghị định này;
e) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, điểm b, c và d khoản 8 Điều 13 Nghị định này.”.
7. Bổ sung Điều 33a sau Điều 33 như sau:
“Điều 33a. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả
1. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Hàng hóa vi phạm hành chính bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất phải được cơ quan hải quan giám sát chặt chẽ từ nơi lưu giữ hàng hóa vi phạm đến cửa khẩu tái xuất.
Kết quả giám sát phải được Hải quan cửa khẩu xác nhận bằng văn bản hoặc các phương thức điện tử khác và gửi lại cho đơn vị ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày hàng đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất để lưu hồ sơ vụ việc.
2. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
a) Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu thì cơ quan hải quan phải thực hiện việc giám sát chặt chẽ để đảm bảo hàng hóa phải đưa ra ngay tại cửa khẩu nhập. Kết quả giám sát được ghi nhận lại tại biên bản lưu hồ sơ hải quan;
b) Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm không còn được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập thì cơ quan hải quan giám sát chặt chẽ từ nơi lưu giữ hàng hóa vi phạm đến cửa khẩu đã nhập để tái xuất. Kết quả giám sát phải được Hải quan cửa khẩu xác nhận bằng văn bản và gửi lại cho đơn vị ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày hàng đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất để lưu hồ sơ vụ việc.
3. Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định
Cá nhân, tổ chức thực hiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng tuyến đường, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan. Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đi có trách nhiệm theo dõi hàng hóa vận chuyển đi để phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa vận chuyển đến hoặc các cơ quan liên quan để hàng hóa được vận chuyển đảm bảo đúng tuyến đường, cửa khẩu theo quy định.
4. Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cá nhân, tổ chức vi phạm loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi bằng các hình thức: gỡ bỏ, hủy bỏ và phải làm lại bao bì, nhãn hàng hóa đúng nguyên trạng ban đầu.
Việc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa được thực hiện bằng các hình thức: xóa bỏ, gỡ bỏ hoặc hủy bỏ các yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa.
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra các bao bì, nhãn hàng hóa sau khi cá nhân, tổ chức đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và lập biên bản lưu hồ sơ vụ việc.
5. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại.
b) Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây: sử dụng hóa chất, sử dụng biện pháp cơ học, hủy đốt, hủy chôn, hình thức khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy trực tiếp hoặc giám sát bằng các phương tiện kỹ thuật khác (nếu có.
c) Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải lập biên bản tiêu hủy. Nội dung biên bản phải thể hiện các nội dung: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan. Biên bản tiêu hủy phải có chữ ký của các thành phần tham gia tiêu hủy và đại diện cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy. Sau khi tiêu hủy, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp 01 biên bản tiêu hủy và các chứng từ liên quan đến việc tiêu hủy cho cơ quan hải quan.
6. Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện nộp lại số tiền tương ứng với trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật được ghi trên quyết định xử phạt.
7. Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu; buộc nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng
Cá nhân, tổ chức phải nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu, số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng ghi trên quyết định ấn định thuế vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước và nộp 01 bản chụp giấy nộp tiền (nếu nộp tiền mặt) cho cơ quan hải quan theo dõi, lưu hồ sơ vụ việc.
8. Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định
Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện dán tem “Vietnam duty not paid” trước khi bày bán hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế hoặc trước khi giao cho đối tượng mua hàng trong trường hợp hàng được xuất thẳng từ kho chứa hàng miễn thuế đến đối tượng mua hàng. Vị trí dán tem “Vietnam duty not paid” thực hiện theo các quy định của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 33 như sau:
“1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020; Chương XIV, mục 1 Chương XV Luật Quản lý thuế năm 2019; Chương VII Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 34 như sau:
“Điều 34. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Việc miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020.”.
10. Bổ sung một số cụm từ tại một số điều như sau:
“Bổ sung cụm từ “, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020” vào sau cụm từ “Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” tại khoản 2, khoản 3 Điều 4, khoản 1 Điều 26, khoản 2 Điều 36 Nghị định này.”.
1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 19 như sau:
“b) Không tuân thủ quy tắc, điều khoản và biểu phí theo quy định pháp luật”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 33 như sau:
“d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm b Khoản này”.
3. Bỏ cụm từ “được sử dụng để” và “sử dụng để” tại các điểm b khoản 2 Điều 3, điểm a khoản 6 Điều 36, điểm b khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 52.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 52 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm b Khoản này”.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Áp dụng mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).
2. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng”.
2. Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này” tại cuối điểm c khoản 1 Điều 29.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
a) Bổ sung điểm b khoản 1 Điều 30 như sau:
“Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công đang thi hành công vụ có quyền:
…b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa nhưng không quá 500.000 đồng;”
b) Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 30 như sau:
“1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công đang thi hành công vụ có quyền:
…c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;”
c) Bổ sung điểm c khoản 2 Điều 30 như sau:
“2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
…c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;”
d) Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 30 như sau:
“3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
…c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 51, điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 52, điểm c khoản 1 Điều 53 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán, chi trả các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp (loại trừ các khoản chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư từ 500.000.000 đồng trở lên)
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư từ 500.000.000 trở lên”.
6. Sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 62 như sau:
“1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước gồm:
…c) Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ”.
7. Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 3 Điều 63 như sau:
“3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;”
1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 70 và điểm c khoản 1 Điều 71 như sau:
“c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 71 như sau:
“c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
1. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
2. Đối với hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã được cơ quan thuế tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn để giải quyết theo quy định.
1. Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát các văn bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với quy định của Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |