Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 20/07/2016 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Thương mại |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / /NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 20 |
DỰ THẢO |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
1. Nghị định này điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định tại Nghị định này chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ có đầy đủ các yếu tố:
a) Có đủ căn cứ là khoản nợ hợp pháp;
b) Đã quá hạn thanh toán.
3. Không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, gồm: các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật; các khoản nợ của chủ nợ hoặc khách nợ là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc nợ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác.
Đối tượng áp dụng Nghị định này là các tổ chức kinh tế, cá nhân liên quan tham gia hoạt động dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, gồm:
1. Chủ nợ;
2. Khách nợ;
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
4. Các cơ quan đăng ký, cấp phép và quản lý ngành, nghề dịch vụ đòi nợ;
5. Tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Nợ: là nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, cá nhân này phải trả tài sản cho tổ chức kinh tế, cá nhân khác;
2. Chủ nợ: là tổ chức kinh tế, cá nhân có quyền đòi nợ;
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / /NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 20 |
DỰ THẢO |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
1. Nghị định này điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định tại Nghị định này chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ có đầy đủ các yếu tố:
a) Có đủ căn cứ là khoản nợ hợp pháp;
b) Đã quá hạn thanh toán.
3. Không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, gồm: các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật; các khoản nợ của chủ nợ hoặc khách nợ là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc nợ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác.
Đối tượng áp dụng Nghị định này là các tổ chức kinh tế, cá nhân liên quan tham gia hoạt động dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam, gồm:
1. Chủ nợ;
2. Khách nợ;
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
4. Các cơ quan đăng ký, cấp phép và quản lý ngành, nghề dịch vụ đòi nợ;
5. Tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Nợ: là nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, cá nhân này phải trả tài sản cho tổ chức kinh tế, cá nhân khác;
2. Chủ nợ: là tổ chức kinh tế, cá nhân có quyền đòi nợ;
3. Khách nợ: là tổ chức kinh tế, cá nhân có nghĩa vụ trả nợ;
4. Nợ quá hạn thanh toán: là nợ chưa được khách nợ thanh toán cho chủ nợ khi đã quá thời hạn phải thanh toán theo thoả thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc đã quá thời hạn phải thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ
1. Chỉ những doanh nghiệp có đầy đủ các điều kiện sau mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và doanh nghiệp đã thông báo công khai về ngành, nghề kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong đó có ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
b) Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ được thực hiện các biện pháp xử lý nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Hoạt động dịch vụ đòi nợ thực hiện theo hợp đồng ủy quyền được ký kết giữa chủ nợ hoặc khách nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong phạm vi quyền được pháp luật công nhận.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ
1. Đối với chủ nợ hoặc khách nợ:
a) Ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện các hoạt động vượt quá quyền được pháp luật công nhận đối với chủ nợ hoặc khách nợ;
b) Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện những hành vi lừa gạt, sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực đối với người của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
a) Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân khác liên quan;
b) Sử dụng các thông tin có được từ hoạt động dịch vụ đòi nợ gây bất lợi tới chủ nợ và khách nợ để phục vụ cho các mục đích khác ngoài nội dung được ủy quyền hoặc tiết lộ những thông tin đó cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Thực hiện các hoạt động, hành vi vượt quá quyền được pháp luật công nhận hoặc vượt quá phạm vi đã được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền;
d) Đại diện đồng thời cho cả chủ nợ và khách nợ để xử lý đối với cùng một khoản nợ.
đ) Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Chính phủ về an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ
Điều 6. Điều kiện an ninh trật tự
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Điều 7. Nội dung hoạt động dịch vụ đòi nợ
1. Đại diện chủ nợ để xác định các khoản nợ, các nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ; đôn đốc khách nợ trả nợ; thu nợ.
2. Đại diện chủ nợ làm việc với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thu nợ.
3. Đại diện khách nợ để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ.
4. Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ; biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.
Điều 8. Các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đại diện cho chủ nợ:
a) Thực hiện các biện pháp hợp pháp để thu thập, phân tích, đối chiếu các thông tin liên quan, xác định rõ các khoản nợ;
b) Thông báo việc đòi nợ và đề nghị khách nợ cung cấp thông tin, phối hợp hỗ trợ hoặc áp dụng các biện pháp hợp pháp để khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
c) Nhận tài sản do khách nợ hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan giao để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ theo ủy quyền của chủ nợ.
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đại diện cho khách nợ: được áp dụng các biện pháp hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều này để đàm phán, thương thuyết với chủ nợ về các nội dung do khách nợ ủy quyền.
Điều 9. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ nợ và khách nợ
1. Chủ nợ và khách nợ có trách nhiệm hợp tác với nhau cùng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, để xác định rõ các khoản nợ; khách nợ có trách nhiệm trả nợ cho chủ nợ.
2. Thực hiện ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ những nội dung, công việc liên quan đến xử lý nợ theo đúng quy định của pháp luật.
3. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết liên quan đến khoản nợ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
4. Thanh toán phí dịch vụ và các chi phí hợp lý khác cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo hợp đồng đã ký kết.
5. Được từ chối làm việc khi người đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không xuất trình được giấy tờ hợp pháp hoặc người đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm các hành vi bị cấm nêu tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
6. Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thông báo đầy đủ, thường xuyên về việc thực hiện các nội dung liên quan đến xử lý nợ theo hợp đồng đã ký kết.
7. Yêu cầu giao lại tài sản thu được từ khoản nợ và các tài liệu, tài sản đã giao cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo hợp đồng đã ký kết.
8. Trực tiếp làm việc hoặc bố trí người đại diện có thẩm quyền làm việc với người đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
9. Không chịu trách nhiệm liên đới đối với những hành vi mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
1. Chấp hành đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ.
2. Thực hiện hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi pháp luật cho phép và được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền; không được giao hoặc ủy quyền lại cho cá nhân ngoài doanh nghiệp hoặc tổ chức khác thực hiện các hoạt động này; trừ trường hợp tổ chức đó cũng là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ và việc ủy quyền lại phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ nợ hoặc khách nợ (bên ký hợp đồng uỷ quyền với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ).
3. Thông báo cho chủ nợ hoặc khách nợ, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân khác liên quan về việc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền xử lý nợ.
4. Bảo quản và giao lại cho chủ nợ hoặc khách nợ các tài liệu và tài sản được giao để thực hiện dịch vụ đòi nợ theo hợp đồng đã ký kết.
5. Thông báo đầy đủ, thường xuyên cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc thực hiện các nội dung đã ủy quyền theo hợp đồng.
6. Bồi thường thiệt hại cho chủ nợ hoặc khách nợ do vi phạm hợp đồng, làm mất, hư hỏng tài liệu, tài sản được giao và tài sản thu được từ khoản nợ.
7. Thu nợ, giao lại các tài sản thu được từ khoản nợ cho chủ nợ theo hợp đồng đã ký kết.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vi phạm các hành vi bị cấm nêu tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này và các hành vi vượt quá phạm vi được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền.
9. Cấp giấy giới thiệu cho người lao động được giao trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ.
10. Cấp thẻ nhân viên cho người lao động. Trên thẻ phải có ảnh, ghi rõ họ tên, chức vụ của người được giao nhiệm vụ và có dấu của doanh nghiệp.
11. Cấp trang phục cho người lao động: doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ tự thiết kế mẫu trang phục và thông báo với cơ quan công an có thẩm quyền, chính quyền địa phương về việc sử dụng trang phục này.
12. Trong trường hợp kết thúc hợp đồng lao động với người lao động, doanh nghiệp phải thu hồi lại trang phục, thẻ nhân viên đã cấp cho người lao động.
13. Yêu cầu chủ nợ hoặc khách nợ cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản cần thiết liên quan đến khoản nợ.
14. Được chủ nợ hoặc khách nợ thanh toán phí dịch vụ và các chi phí khác theo thoả thuận đã ký kết.
15. Không chịu trách nhiệm đối với chủ nợ hoặc khách nợ về những vấn đề phát sinh ngoài các nội dung đã được ủy quyền.
16. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
17. Thực hiện chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.
1. Chỉ thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Không vi phạm các hành vi bị cấm nêu tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
3. Phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên và có giấy giới thiệu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo quy định khi làm việc trực tiếp với chủ nợ hoặc khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Điều 12. Chi phí dịch vụ đòi nợ
Chủ nợ, khách nợ và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thoả thuận chi phí dịch vụ đòi nợ và ghi trong hợp đồng được ký kết giữa hai bên.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Công an
Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ và có trách nhiệm sau đây:
1. Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ; cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ; thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an toàn xã hội; tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
3. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan có liên quan trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Kiến nghị Bộ Công an xử lý các hành vi có dấu hiệu tội phạm.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ
Điều 16. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
1. Việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.
2. Đối với các hành vi vi phạm liên quan đến trang phục, thẻ nhân viên, giấy giới thiệu cho nhân viên được giao trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ: việc xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ đối với hành vi vi phạm liên quan đến trang phục của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày .
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Thông tư số 110/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Bộ hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
1. Các vi phạm đã được Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra viên Bộ Tài chính, Thanh tra viên Sở Tài chính xử lý và đã lập Biên bản thì Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra viên Bộ Tài chính, Thanh tra viên Sở Tài chính tiếp tục xử lý theo quy định.
2. Các vi phạm đang được Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra viên Bộ Tài chính, Thanh tra viên Sở Tài chính xem xét thì chuyển cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.