Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 30/08/2016 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính,Tài nguyên - Môi trường |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, gồm: vi phạm các quy định về quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về cung cấp, khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về tác động vào thời tiết và các hành vi vi phạm khác về khí tượng thủy văn quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực khí tượng thủy văn không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến khí tượng thủy văn.
Điều 3. Hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Đình chỉ có thời hạn hiệu lực của giấy phép;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5; khoản 1 Điều 6, điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 7; khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 8; khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 9; khoản 4, điểm a khoản 5, khoản 6 Điều 10; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 11; điểm c khoản 1, điểm a, điểm c khoản 2 Điều 13; khoản 1, khoản 3 Điều 14; khoản 3 Điều 15; khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 19.
Điều 4. Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, gồm: vi phạm các quy định về quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về cung cấp, khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; vi phạm các quy định về tác động vào thời tiết và các hành vi vi phạm khác về khí tượng thủy văn quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực khí tượng thủy văn không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến khí tượng thủy văn.
Điều 3. Hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Đình chỉ có thời hạn hiệu lực của giấy phép;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5; khoản 1 Điều 6, điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 7; khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 8; khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 9; khoản 4, điểm a khoản 5, khoản 6 Điều 10; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 11; điểm c khoản 1, điểm a, điểm c khoản 2 Điều 13; khoản 1, khoản 3 Điều 14; khoản 3 Điều 15; khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 19.
Điều 4. Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều19, Điều 20, Điều 21 và Điều 22 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa bằng 02 (hai) lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 5. Vi phạm quy định về thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm khi giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm khi di chuyển trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm khi thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong thời hạn do người có thẩm quyền ấn định.
Điều 6. Vi phạm quy định về quan trắc đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quan trắc khí tượng thủy văn.
2. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn thì xử phạt theo quy định của pháp luật về đo lường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quan trắc khí tượng thủy văn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn
1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quan trắc không đúng vị trí theo quy định;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không bảo đảm yếu tố quan trắc tối thiểu theo quy định;
b) Không bảo đảm tần suất quan trắc tối thiểu theo quy định;
c) Quan trắc không đúng thời gian quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia chậm so với thời gian quy định;
b) Cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu quan trắc cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức quan trắc khí tượng thủy văn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc quan trắc đúng vị trí quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đầy đủ nội dung quan trắc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu quan trắc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này;
d) Buộc tổ chức thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đốt lửa, phun nước gần công trình quan trắc khí tượng làm thay đổi tính đại diện của nơi quan trắc;
b) Cắm đăng đó, ngâm tre, luồng, nứa, lá, gỗ và các hành vi khác trong hành lang kỹ thuật của công trình thủy văn, hải văn làm thay đổi dòng chảy, tính đại diện của nơi quan trắc.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trồng cây lâu năm che chắn công trình khí tượng thủy văn.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấy nước, xả nước mà không có giấy phép làm thay đổi dòng chảy, tính đại diện của nơi quan trắc.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đắp đập, chặn dòng làm thay đổi dòng chảy, tính đại diện của nơi quan trắc;
b) Đào bới lòng sông, hai bên bờ sông, khai thác cát làm thay đổi dòng chảy, tính đại diện của nơi quan trắc;
c) Đặt các công trình, thiết bị sinh nhiệt ở khu vực các công trình quan trắc khí tượng làm thay đổi tính đại diện của nơi quan trắc.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dịch chuyển mốc giới hành lang kỹ thuật của công trình khí tượng thủy văn.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đập phá mốc giới hành lang kỹ thuật của công trình khí tượng thủy văn.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình, nhà cao tầng che chắn công trình khí tượng thủy văn trong phạm vi hành lang kỹ thuật.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4 và khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc chặt phá cây đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc di dời công trình, phương tiện, thiết bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
d) Buộc phá dỡ phần sai phạm của công trình, nhà cao tầng trong phạm vi hành lang kỹ thuật của công trình khí tượng thủy văn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
đ) Buộc sửa chữa, xây dựng lại mốc giới hành lang kỹ thuật của công trình khí tượng thủy văn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về bảo vệ, khai thác công trình khí tượng thủy văn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở vận hành, khai thác công trình, phương tiện đo khí tượng thủy văn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi neo đậu phương tiện vào công trình khí tượng thủy văn.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm khoảng không, diện tích mặt đất, dưới đất, mặt nước, dưới nước của công trình khí tượng thủy văn không vì mục đích xây dựng công trình.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm khoảng không, diện tích mặt đất, dưới đất, mặt nước, dưới nước của công trình khí tượng thủy văn để xây dựng công trình.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xâm hại, va đập làm ảnh hưởng, hư hỏng công trình khí tượng thủy văn.
6.Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đập phá, dịch chuyển mốc độ cao khí tượng thủy văn.
7. Phạt tiền đối với hành vi làm hỏng phương tiện đo, thiết bị thông tin và các thiết bị kỹ thuật khác của công trình khí tượng thủy văn như sau:
a) Từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm hỏng phương tiện đo, thiết bị thông tin và các thiết bị kỹ thuật có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm hỏng phương tiện đo, thiết bị thông tin và các thiết bị kỹ thuật có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm hỏng phương tiện đo, thiết bị thông tin và các thiết bị kỹ thuật có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm hỏng phương tiện đo, thiết bị thông tin và các thiết bị kỹ thuật có giá trị từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm hỏng phương tiện đo, thiết bị thông tin và các thiết bị kỹ thuật có giá trị trên 500.000.000 đồng.
8. Hình phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phá dỡ công trình đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Buộc di dời phương tiện đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc sửa chữa hoặc xây dựng lại công trình, mốc độ cao đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này;
d) Buộc sửa chữa hoặc thay thế phương tiện đo, thiết bị thông tin và các thiết bị kỹ thuật khác bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tổ chức hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ khi cấp giấy phép mà không thông báo lý do cho cơ quan cấp giấy phép;
b) Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn thường xuyên không đủ độ tin cậy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo hoặc không đầy đủ kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;
b) Không tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khi giấy phép đã hết hạn.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hoạt động không đúng với nội dung giấy phép;
b) Gian lận trong việc kê khai nội dung đề nghị cấp giấy phép;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chuyển nhượng giấy phép.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có giấy phép.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hiệu lực của giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hiệu lực của giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại tại khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn mà không nêu rõ nguồn gốc bản tin.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có nguồn gốc.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi truyền, phát không đầy đủ nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm so với thời gian quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn;
b) Gian lận về nguồn gốc bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn khi truyền, phát;
c) Truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin gian lận, sai lệch đã truyền, phát đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về sử dụng bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng bản tin mới nhất do hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành trong hoạt động phòng, chống thiên tai.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng bản tin do hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành trong hoạt động phòng, chống thiên tai.
Điều 13. Vi phạm quy định về cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn không đúng thẩm quyền;
b) Giao nộp không đầy đủ thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn cho cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không giao nộp, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn;
b) Che giấu thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn;
c) Cung cấp sai lệch thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc giao nộp, cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật thông tin, dữ liệu đến năm gần nhất trong thiết kế cơ sở công trình, dự án.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn không đúng mục đích với yêu cầu cung cấp.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được cung cấp miễn phí để thực hiện các hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn không có nguồn gốc rõ ràng;
b) Sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn không được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp xác nhận.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được cập nhật đến năm gần nhất đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu không được sự nhất trí bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi trái với nội dung văn bản nhất trí của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau:
a) Mục đích trao đổi thông tin, dữ liệu;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được trao đổi thông tin, dữ liệu;
c) Loại thông tin, số lượng thông tin, dữ liệu được trao đổi;
d) Thời gian trao đổi thông tin, dữ liệu;
đ) Hình thức trao đổi thông tin, dữ liệu;
e) Thời hạn trao đổi thông tin, dữ liệu.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo về hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo thời hạn quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bổ sung báo cáo về hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 16. Vi phạm các quy định về tác động vào thời tiết
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng kế hoạch tác động vào thời tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không điều chỉnh kế hoạch tác động vào thời tiết khi có sự thay đổi về một trong các nội dung cơ bản của kế hoạch tác động vào thời tiết quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật khí tượng thủy văn và nhân sự nêu trong kế hoạch tác động vào thời tiết đã được phê duyệt dẫn tới ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch;
b) Không điều chỉnh kế hoạch tác động vào thời tiết khi có sự biến động khách quan về điều kiện khí tượng thủy văn, quốc phòng, an ninh có ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch tác động vào thời tiết;
c) Không điều chỉnh kế hoạch tác động vào thời tiết khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo công khai cho cộng đồng dân cư trong khu vực biết trước khi tiến hành tác động vào thời tiết.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, giảm thiểu tác động tiêu cực theo kế hoạch đã phê duyệt.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tác động vào thời tiết mà không có kế hoạch được phê duyệt.
6. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc điều chỉnh kế hoạch tác động vào thời tiết theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc khắc phục hậu quả gây ra do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 17. Hành vi lợi dụng hoạt động khí tượng thủy văn để trục lợi
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động khí tượng thủy văn để trục lợi gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Hình phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn của người có thẩm quyền làm trái quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn để trục lợi.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc trục lợi.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 20. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều 8 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Giám đốc Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ có thời hạn hiệu lực của giấy phép;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 35.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ có thời hạn hiệu lực của giấy phép;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Điều 21. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 8, khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 9 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 8, khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 9 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hiệu lực của giấy phép;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Quản lý thị trường, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 47 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 46 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 23. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn;
b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 22 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2017.
2. Bãi bỏ khoản 2 Điều 1, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang được xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
2. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì thi hành theo quyết định xử phạt trước đó.
Điều 26. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |