Nghị định 69-CP năm 1962 Quy định những vấn đề thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước và trách nhiệm trong việc giữ gìn bí mật của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 69-CP |
Ngày ban hành | 14/06/1962 |
Ngày có hiệu lực | 29/06/1962 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Người ký | Phạm Văn Đồng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 69-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 1962 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Sắc lệnh số 69-SL ngày
10-12-1951 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà về việc đặt chế độ giữ
gìn bí mật Nhà nước.
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ của Hội đồng
Chính phủ ngày 18-5-1960.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2: Việc giữ gìn bí mật của Nhà nước là nhiệm vụ của mỗi công dân.
Trong các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước, trong các đoàn thể nhân dân, trong các đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vũ trang, việc giữ gìn bí mật của Nhà nước là một nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, chiến sĩ và trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC PHẠM VI BÍ MẬT CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 3: Những vấn đề về quốc phòng thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước:
1- Các kế hoạch và tài liệu, về động viên lực lượng của các lực lượng vũ trang (toàn quân, các binh chủng, quân chủng, quân khu); các kế hoạch và tài liệu về động viên lực lượng của các lực lượng hậu bị của toàn quốc, của các quân khu, của các tỉnh.
2- Các kế hoạch và tài liệu về xây dựng các lực lượng vũ trang và củng cố quốc phòng; các kế hoạch phòng thủ đất nước và kế hoạch tác chiến của các lực lượng vũ trang.
3- Các kế hoạch và tài liệu về phòng không hậu phương nhằm bảo vệ các thành phố, các trung tâm chính trị, kinh tế, các công trình quốc phòng, các kho vũ khí quan trọng.
4- Các tài liệu tin tức về nơi đóng quân, số lượng binh lính, số lượng vũ khí, đạn dược, các binh khí kỹ thuật, tình hình cung cấp vật chất tài chính, tình hình luyện tập; trình độ chính trị, trình độ kỹ thuật, chiến thuật của các lực lượng vũ trang từ trung đoàn và đơn vị tương đương trở lên, của các lực lượng hậu bị của toàn quốc, của các quân khu, của các tỉnh.
5- Kế hoạch dự trữ và khối lượng dự trữ các loại binh khí kỹ thuật, quân nhu, lương thực và các vật dụng có ý nghĩa quan trọng về quân sự.
6- Các tài liệu: tin tức về các công trình quốc phòng, các đồn, các công sự phòng thủ biên giới, phòng thủ mặt biển, các căn cứ lục quân, hải quân, không quân, phòng không, vị trí bố cục, thiết bị, tác dụng, quy mô và mức độ vững chắc của các công trình này, tình hình các tổ chức, các thiết bị sử dụng cho quốc phòng trong các sân bay, hải cảng.
7- Các bản đồ, sơ đồ, yếu đồ, phim và ảnh chụp các khu vực quân sự và công trình quốc phòng, phim ảnh chụp các hoạt động không công bố của các lực lượng vũ trang, những bản đồ quân sự của cả nước, của các quân khu, cuả các tỉnh và của từng khu vực.
8- Tình hình các tổ chức bảo vệ biên giới, bờ biển, hải phận, không phận của Tổ quốc, kế hoạch công tác của các tổ chức ấy.
9- Các tài liệu về cơ cấu tổ chức, chức trách, biên chế, chế độ công tác và các tài liệu nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy quốc phòng.
10- Các tài liệu về dự toán, quyết toán, chỉ tiêu của ngân sách quốc phòng nói chung và chỉ tiêu của các quân khu binh chủng, quân chủng, sư đoàn và đơn vị khác đã quy định là không được công bố.
Điều 4: Những vấn đề về kinh tế thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước:
1- Địa điểm, số liệu về trữ lượng của các mỏ chưa khai thác; địa điểm, số liệu và trữ lượng của các mỏ kim loại quý, hiếm, có chất phóng xạ nguyên tử, và các mỏ kim loại quý, hiếm, đặc biệt về trữ lượng của các mỏ kim loại đen và mầu và các mỏ phi kim loại đang khai thác; chế độ bảo quản sự chuyên chở các kim loại và phi kim loại đó; những tài liệu điều tra cơ bản về địa chất, rừng núi, sông biển; những tài liệu không công bố về khí tượng, trắc hoạ địa lý.
2- Tình hình xây dựng và sản xuất của các xí nghiệp thuộc công nghiệp quốc phòng, kế hoạch và tình hình sản xuất theo yêu cầu quốc phòng của các xí nghiệp thuộc công nghiệp dân dụng. Số lượng, địa điểm dự trữ các vật tư sử dụng cho nhu cầu quốc phòng.
3- Số lượng và tổng công suất của các loại thiết bị; lý lịch, địa điểm, năng suất của các công trình đặc biệt đã xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng.
4- Kế hoạch và số liệu về dự trữ vật tư của Nhà nước; địa điểm và trữ lượng của các kho chứa những loại hàng đặc biệt.