CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
54/2001/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2001
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 54/2001/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2001 HƯỚNG
DẪN THI HÀNH HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thi hành hình phạt trục xuất quy định tại Điều 32 của Bộ Luật Hình sự năm
1999 và Điều 234a của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng
hình sự ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ các Điều 16 và 17 của Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
1. Trục
xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài
phạm tội (người không có quốc tịch Việt Nam) buộc người đó trong thời hạn nhất
định phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nghị định này hướng dẫn việc
thi hành hình phạt trục xuất sau khi có quyết định thi hành án của Toà án. Việc
trục xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ theo Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
3. Việc trục xuất người nước ngoài
phạm tội thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi
và miễn trừ về lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Điều 2.
1. Cơ quan
Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an (sau đây viết gọn là cơ quan Quản lý
xuất nhập cảnh) chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên
quan tổ chức thi hành hình phạt trục xuất đối với người bị kết án trục xuất (sau
đây viết gọn là người bị trục xuất) theo quyết định thi hành án của Toà án.
2. Việc thi hành hình phạt trục
xuất phải bảo đảm an toàn, đúng thời hạn, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Điều 3. Người
bị trục xuất có nghĩa vụ :
1. Rời khỏi lãnh thổ Việt Nam
đúng thời hạn được ghi trong quyết định thi hành án của Toà án, nếu không thuộc
các trường hợp quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2. Tuân thủ các quy định của
pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh;
không được tự ý rời khỏi nơi quản lý, giám sát do cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh
chỉ định bằng văn bản.
3. Nộp các giấy tờ cần thiết để
thi hành án theo yêu cầu của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh.
4. Nhanh chóng chấp hành xong
các nghĩa vụ khác (nếu có) và hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi
lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn.
5. Tự chịu chi phí về phương tiện
xuất cảnh.
Điều 4.
1. Người bị
trục xuất có thể được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo Điều 234a Bộ Luật Tố tụng hình sự nếu
thuộc một trong các trường hợp sau đây :
a) Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu
hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc
bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên chứng nhận;
b) Phải chấp hành các hình phạt
khác hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Có lý do chính đáng khác cản
trở việc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam được Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh
xác nhận.
2. Việc kéo dài thời hạn rời khỏi
lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất chỉ được thực hiện khi có quyết định
của Toà án đã ra quyết định thi hành án.
Điều 5. Khi
rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, người bị trục xuất được mang theo tài sản hợp pháp
của mình theo quy định của pháp luật.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
CỦA CƠ QUAN THI HÀNH HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT
Điều 6. Cơ
quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm :
1. Thông báo thời điểm thi hành
án cho người bị trục xuất chậm nhất là 24 giờ trước khi thi hành.
2. Chuyển cho Bộ Ngoại giao bản
sao quyết định thi hành án của Toà án và thông báo các thông tin, tài liệu cần
thiết để phối hợp thi hành án.
3. Thu thập, tiếp nhận các thông
tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành án từ Toà án và các cơ quan
khác có liên quan; lập hồ sơ và tổ chức thi hành hình phạt trục xuất.
4. Trường hợp người bị trục xuất
thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này phải thông báo bằng
văn bản cho Toà án đã ra quyết định thi hành án để Toà án xem xét, quyết định
việc kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất.
5. Trường hợp người bị trục xuất
không còn lý do để kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam thì phải thông
báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành án để quyết định tiếp tục thi hành án.
6. Tiếp tục tổ chức thi hành
hình phạt trục xuất theo quyết định thi hành án của Toà án đã có trước khi có
quyết định kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất,
nếu hết thời hạn kéo dài đó mà Toà án không có quyết định khác.
7. Trường hợp trong thời hạn rời
khỏi lãnh thổ Việt Nam của người bị trục xuất được kéo dài mà Toà án ra quyết định
tiếp tục thi hành án thì cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thi hành
ngay.
8. Thông báo cho Toà án biết kết
quả thi hành án.
Điều 7. Hồ
sơ thi hành hình phạt trục xuất do cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh lập, gồm có :
a) Trích lục hoặc bản sao bản án
và quyết định thi hành án của Toà án;
b) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao
giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
c) Giấy tờ chứng nhận đã chấp
hành xong các hình phạt khác hoặc các nghĩa vụ khác (nếu có);
d) Các tài liệu khác có liên
quan.
Điều 8.
1. Căn cứ
vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có quyền quyết
định về :
a) Các biện pháp quản lý, giám
sát cụ thể đối với người bị trục xuất;
b) Cách thức và địa điểm thực hiện
việc trục xuất.
2. Trường hợp người bị trục xuất
không tự nguyện chấp hành quyết định thi hành án thì cơ quan Quản lý xuất nhập
cảnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp sau :
a) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc
của người bị trục xuất;
b) Chỉ định nơi ở bắt buộc của
người bị trục xuất;
c) áp giải ngay ra cửa khẩu để
buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất thuộc loại nguy hiểm
hoặc có hành động bỏ trốn hoặc chuẩn bị bỏ trốn;
d) Áp dụng biện pháp cưỡng chế
khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất
nhập cảnh quyết định áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này bằng văn bản
và thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành án.
Điều 9. Trường
hợp người bị trục xuất chưa có khả năng tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh
thì cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân giải quyết kinh phí đưa người
bị trục xuất về nước; trường hợp vẫn chưa giải quyết được kinh phí hoặc vì lý
do cấp bách bảo vệ an ninh quốc gia thì cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh được sử
dụng ngân sách nhà nước để trả chi phí về phương tiện xuất cảnh với mức thấp nhất
để buộc người bị trục xuất nhanh chóng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Điều 10. Bộ
Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm :
1. Ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất.
2. Tổ chức lực lượng thi hành
hình phạt trục xuất.
3. Chủ trì, phối hợp với Toà án,
Viện Kiểm sát, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các địa phương có liên quan để
tổ chức thi hành hình phạt trục xuất.
4. Thống kê về thi hành hình phạt
trục xuất.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo về việc thi hành hình phạt trục xuất.
6. Xây dựng dự toán ngân sách
chi cho việc thực hiện các hoạt động quy định tại các điều 6, 7, 8, 9 và 10 của
Nghị định này, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an gửi Bộ
Tài chính xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 11.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm giải quyết các thủ tục đối ngoại liên quan đến việc
thi hành hình phạt trục xuất và trao đổi, cung cấp các thông tin liên quan cho
các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh
sự của nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 12. Bộ
Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc thi hành hình phạt trục xuất
theo kế hoạch được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
Điều 13. Bộ
Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan y tế và bệnh viện trực thuộc
tổ chức khám bệnh, giám định và cấp giấy chứng nhận tình trạng sức khoẻ đối với
người bị trục xuất trong diện được kéo dài thời hạn trục xuất quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Người
nào vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự.
Điều 15.
1. Nghị định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm kiểm
tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Điều 16. Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này.