Nghị định 432-BCN /KB năm 1956 về việc thành lập Vụ Giáo dục chuyên nghiệp tại Bộ Công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

Số hiệu 432-BCN/KB
Ngày ban hành 24/11/1956
Ngày có hiệu lực 09/12/1956
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp
Người ký Lê Thanh Nghị
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

BỘ CÔNG NGHIỆP
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 432-BCN/KB

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 1956 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

THÀNH LẬP VỤ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TẠI BỘ CÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Chiếu nghị quyết của Hội đồng Chính phủ được Quốc hội khoá Việt Nam thông qua thành lập Bộ Công nghiệp .
Chiếu thông tư số 645-TTg  ngày 2-5-1956 của Thủ tướng Chính phủ để các Bộ ra nghị định tạm thời quy định nhiệm vụ và tổ chức cho các cơ quan trực thuộc Bộ;
Xét nhu cầu công tác,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Nay thành lập Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, để giúp đỡ Bộ lãnh đạo việc giáo dục kỹ thuật, nghiệp vụ và bổ túc văn hoá cho cán bộ và công nhân viên dưới sự trực tiếp lãnh đạo của Bộ, Thứ trưởng.

Điều 2.- Nhiệm vụ của Vụ Giáo dục chuyên nghiệp.

1) Lập các kế hoạch về đào tạo mở lớp tập trung và tại chức.

2) Quản lý  các trường Trung Sơ cấp kỹ thuật và các lớp chuyên nghiệp ngắn hạn, bổ túc văn hoá của Bộ về mặt tổ chức, giáo dục, tài chính , nhân sự v.v....

3) Lập kế hoạch và hướng dẫn đào tạo công nhân, cán bộ tại xí nghiệp và đào tạo bồi dưỡng cán bộ tại chức.

Điều 3.- Tổ chức của Vụ gồm các phòng, ban sau đây:

- Phòng Kế hoạch và nhân sự

- Phòng Giáo dục

- Phòng Đào tạo tại chức

- Ban Văn thư

Điều 4.- Nhiệm vụ chính của các phòng:

1)Phòng Kế hoạch và nhân sự

Lập và tổng hợp các kế hoạch đào tạo giáo dục toàn bộ, xây dựng kế hoạch và duyệt kế hoạch xây dựng mới và mở rộng các trường , gồm có phòng thí nghiệm, các máy móc nguyên vật liệu, địa điểm, nhân công, tài chính v.v.... Đồng thời trực tiếp theo dõi việc xây dựng . Tổ chức, việc tuyển sinh, và quản lý học sinh về mặt tư tưởng, tinh thần học tập, số lượng lịch sử và giải quyết các vấn đề thuộc chính sách học sinh, nghiên cứu tổ chức bộ máy lãnh đạo các trường, giúp đỡ các Vụ, Cục tổ chức các lớp nghiệp vụ ngắn hạn.

2) Phòng Giáo dục

Nghiên cứu biên soạn các tài liệu, giảng dạy như đề cương, chương trình, cải tiến phương pháp tổ chức, giảng dạy, xây dựng chế độ nghiên cứu, thảo luận, khảo sát, khảo khí, điều hoà phân phối các phương tiện, dụng cụ học tập. Phụ trách phần học tập chính trị, chính sách chung nằm trong chương trình giáo dục.

3) Phòng Đào tạo tại chức

Lập và tổng hợp kế hoạch các Cục, xí nghiệp phân phối số lượng đào tạo cho các Cục, xí nghiệp đúc kết kinh nghiệm tổ chức học tập nghiệm vụ tại chức cho cán bộ nhân viên, tổ chức học tập các chuyên gia.

4) Ban văn thư

Phụ trách văn thư , đánh máy

Điều 5.- Vụ Giáo dục chuyên nghiệp do một Giám đốc điều khiển có một hay hai Phó Giám đốc giúp.-

- Mỗi phòng có một Trưởng phòng điều khiển dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Tuỳ khối lượng công tác có thể có một hay hai Phó phòng giúp việc.

Điều6.- Ông Giám đốc Vụ Giáo dục chuyên nghiệp căn cứ nghị định này quy định nhiệm vụ cụ thể cho các phòng.

[...]