Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
Số hiệu | 38/2024/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 05/04/2024 |
Ngày có hiệu lực | 20/05/2024 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Trần Lưu Quang |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2024/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2024 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này, bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
d) Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.
Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, hình thức xử phạt chính áp dụng trong lĩnh vực thủy sản là phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong lĩnh vực thủy sản như sau:
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2024/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2024 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này, bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
d) Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.
Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, hình thức xử phạt chính áp dụng trong lĩnh vực thủy sản là phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong lĩnh vực thủy sản như sau:
a) Buộc thả thủy sản, giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng;
b) Buộc chuyển giao thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền;
c) Buộc thả bổ sung loài thủy sản theo quy định;
d) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng loài thủy sản hoặc giống thủy sản hoặc thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, trường hợp không đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy thủy sản hoặc giống thủy sản hoặc thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
đ) Buộc chủ tàu cá chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ, xử lý về nước;
e) Buộc nộp lại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản chấp thuận, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
g) Buộc vây bắt, tiêu diệt loài thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống;
h) Buộc thu hồi thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
i) Buộc hủy bỏ kết quả đăng kiểm;
k) Buộc di dời hoặc phá dỡ công trình nuôi trồng thủy sản;
l) Buộc tái xuất tàu cá nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất tàu cá thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá hoặc đánh đắm tàu cá;
m) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá;
n) Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định;
o) Buộc tàu cá nước ngoài (trừ tàu Công ten nơ) vận chuyển thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh vào Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
p) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm;
q) Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy.
4. Vi phạm hành chính nhiều lần hoặc tái phạm trong lĩnh vực thủy sản là tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp được quy định là hành vi vi phạm hành chính trong Nghị định này.
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và đ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp chủ tàu cá không đồng thời là thuyền trưởng tàu cá thì từng đối tượng vi phạm đều bị áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tương ứng đối với đối tượng và hành vi vi phạm hành chính đó;
b) Trường hợp chủ tàu cá đồng thời là thuyền trưởng tàu cá thì chỉ áp dụng hình thức xử phạt chính đối với thuyền trưởng tàu cá và áp dụng đầy đủ các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
5. Đối với trường hợp chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm để xử phạt theo quy định của Nghị định này.
Trường hợp tang vật vi phạm là loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng quy định xử phạt như loài thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I.
6. Vi phạm về khai thác các loài thủy sản thuộc Phụ lục I, II và III Công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã nguy cấp (viết tắt là CITES) mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý như sau:
a) Trường hợp các loài thủy sản thuộc Phụ lục I CITES thì xử phạt vi phạm như đối với loài thủy sản thuộc Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I;
b) Trường hợp các loài thủy sản thuộc Phụ lục II và Phụ lục III CITES thì xử phạt vi phạm như đối với loài thủy sản thuộc Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II.
7. Các sản phẩm loài thủy sản thuộc Phụ lục I CITES hoặc loài thủy sản, bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng thuộc Phụ lục II và Phụ lục III CITES thì phải xác định giá trị bằng tiền của loài thủy sản, bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp không truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này.
8. Ranh giới vùng biển được phép khai thác thủy sản là vùng biển đã được phân định để tàu cá Việt Nam khai thác hợp pháp, được thể hiện trên hệ thống giám sát tàu cá và thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Điều 6. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:
4. Phạt tiền đối với hành vi khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác hoặc vượt quá mức cho phép khai thác lẫn trên 15% theo các mức phạt sau:
Tịch thu thủy sản khai thác, tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về quản lý loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES.
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác trái phép loài thủy sản không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc Nhóm II Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Nhóm I Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản thuộc Phụ lục I CITES và chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:
b) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển
a) Thả phao không đúng quy định;
b) Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phương tiện thủy hoạt động không đúng quy định;
d) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch không đúng quy định;
đ) Xây dựng công trình không phép hoặc không đúng quy định;
e) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản không đúng quy định.
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái.
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi khai thác thủy sản không đúng quy định trong khu bảo tồn quy định tại điểm e khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ GIỐNG THỦY SẢN
Điều 10. Vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
d) Thực hiện khảo nghiệm khi cơ sở không đáp ứng điều kiện theo quy định.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống thủy sản, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 12. Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì, phương tiện kinh doanh, vật phẩm thể hiện tên giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Phạt tiền đối với hành vi cập nhật không đúng hoặc không đầy đủ thông tin về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 03 sản phẩm;
2. Phạt tiền đối với hành vi không cập nhật thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 03 sản phẩm;
3. Phạt tiền đối với hành vi lưu giữ, vận chuyển, giới thiệu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu có thành phần không thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam mà chưa được cấp phép theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 03 sản phẩm;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
Đình chỉ hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất theo quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, an toàn sinh học theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 05 sản phẩm;
2. Phạt tiền đối với hành vi không báo cáo hoặc không thông báo hoạt động sản xuất, nhập khẩu theo quy định theo các mức phạt sau:
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 03 sản phẩm;
5. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thức ăn thủy sản có chứa thành phần thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi mua bán;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu.
Đình chỉ hoạt động sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc huỷ kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Mục 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 17. Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi chép hoặc lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thủy sản, trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc;
c) Không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè;
d) Địa điểm nuôi trồng thủy sản không đúng với vị trí đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 18. Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm không đúng mục đích sử dụng hoặc thời hạn của giấy phép;
d) Nuôi giữ không đúng địa chỉ theo giấy phép đối với thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm;
đ) Sử dụng dụng cụ, thiết bị lưu giữ thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm không đúng Kế hoạch kiểm soát;
Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi, ghi không đầy đủ hoặc ghi không đúng thông tin vào sổ theo dõi quá trình nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có mã số cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES theo quy định;
Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN
Điều 20. Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
e) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép.
3. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
h) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm.
b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chủ tàu cá chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ, xử lý về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về vùng khai thác thủy sản
7. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận (trừ trường hợp bất khả kháng) theo các mức phạt sau:
a) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này;
Điều 22. Vi phạm quy định về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản
Điều 23. Vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau:
b) Tịch thu ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;
Điều 24. Vi phạm quy định về chuyển tải thủy sản hoặc hỗ trợ cho tàu cá khai thác bất hợp pháp
a) Tịch thu thủy sản khai thác bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Cập không đúng cảng được ghi trong Giấy phép hoạt động thủy sản;
c) Không mang đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điều 27. Vi phạm quy định về nghề, ngư cụ khai thác thủy sản
Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá theo các mức phạt sau:
2. Phạt tiền đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần theo các mức phạt sau:
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố, hóa chất khác và thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định về treo cờ quốc tịch và Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Mục 6. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TÀU CÁ, CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ
Điều 31. Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá
4. Phạt tiền đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các mức phạt sau:
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm về cải hoán tàu cá quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá trong trường hợp không đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với hành vi vi phạm về đóng mới tàu cá quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 32. Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá
Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất tàu cá nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất tàu cá thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá hoặc đánh đắm tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
2. Phạt tiền đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ trang thiết bị an toàn tàu cá theo các mức phạt sau:
Điều 34. Vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không duy trì đầy đủ điều kiện theo quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ kết quả đăng kiểm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
Điều 35. Vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
2. Phạt tiền đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc tàu cá theo các mức phạt sau:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Không bảo mật dữ liệu giám sát hành trình tàu cá theo quy định;
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm;
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Gửi thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khi tàu cá đó hoạt động trên biển.
6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và các điểm b, c, d khoản 6 Điều này.
Điều 36. Vi phạm quy định về đánh dấu tàu cá
Điều 37. Vi phạm quy định về đăng ký tàu cá
3. Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký lại tàu cá theo quy định theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét;
4. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện đăng ký sang tên chủ tàu cá đúng thời hạn quy định theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét;
5. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản mà không đăng ký tàu cá theo quy định theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét;
6. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản mà không đăng ký tàu cá theo quy định trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần theo các mức phạt sau:
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá, trường hợp không đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc phá dỡ tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 38. Vi phạm quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền phó, thợ máy không có văn bằng, chứng chỉ theo quy định;
b) Không có Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định;
c) Không bố trí đủ định biên an toàn tàu cá theo quy định.
4. Phạt tiền đối với hành vi không mua bảo hiểm cho thuyền viên tàu cá theo các mức phạt sau:
Điều 39. Vi phạm quy định về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 40. Vi phạm quy định về quản lý cảng cá
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thu nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải, báo cáo khai thác thủy sản;
b) Không ban hành nội quy của cảng cá;
c) Không thông báo công khai nội quy tại cảng cá;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Xác nhận tàu cá rời cảng hoặc cập cảng khi tàu cá không cập cảng theo quy định.
Mục 7. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THU GOM, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN THỦY SẢN
1. Phạt tiền đối với hành vi thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trái phép thủy sản, sản phẩm và bộ phận của loài thủy sản có tên trong Nhóm II Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hoặc thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Phụ lục II, Phụ lục III CITES không có nguồn gốc hợp pháp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 20 kg;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 500 kg trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trái phép thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản có tên trong Nhóm I Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có thuộc Phụ lục I CITES không có nguồn gốc hợp pháp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 500 kg trở lên.
Tịch thu loài thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy loài thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tàu nước ngoài (trừ tàu Công ten nơ) vận chuyển thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh vào Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hành vi vi phạm khoản 5 Điều này.
Mục 8. CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN
Điều 43. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản
1. Phạt tiền đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các mức phạt sau:
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản chấp thuận, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 45. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53 và 54 Nghị định này.
2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan được quy định tại các Điều 47, 48 và 49 của Nghị định này; công chức, viên chức thuộc các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.
Điều 46. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 47. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 48. Thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
a) Phạt tiền 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 49. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 50. Thẩm quyền của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 51. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 52. Thẩm quyền của thanh tra
1. Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 53. Thẩm quyền của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 54. Thẩm quyền của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này.
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực lâm nghiệp quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 55. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Cục trưởng Cục Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 6; Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 và điểm a, b, c, d, đ, e, g và h và khoản 3 Điều 8; khoản 1, khoản 2 Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 21; Điều 22; Điều 23; khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; khoản 1, khoản 2 và điểm a, b khoản 3 Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Công an nhân dân xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 18; Điều 19; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 11; khoản 3 Điều 13; khoản 1 Điều 14; Điều 18; Điều 20; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 32; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 48 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 20; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 49 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Hải quan xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 15; Điều 18; Điều 32; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 50 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 15; Điều 18; khoản 2 Điều 28; Điều 32; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 51 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
8. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thủy sản:
a) Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; khoản 1, khoản 2, các điểm a, b và c khoản 3 và khoản 4 Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 và các điểm a, b và c khoản 3 Điều 8; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5 và các điểm a, b, c khoản 6 Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 2 và 3 Điều 23; điếm a khoản 1 Điều 24; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 và 2 Điều 29; Điều 30; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 31; Điều 33; Điều 34; khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, các điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều 41; khoản 1 và khoản 2 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 và khoản 2 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; các khoản 1, 2, 3, điểm a khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;
d) Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; các điểm a, c và g khoản 3 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 41; Điều 42; khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;
e) Cục trưởng Cục Thú y xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 42; khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
9. Kiểm ngư xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 20; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 53 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
10. Kiểm lâm xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 23 và Điều 43 theo thẩm quyền quy định tại Điều 54 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 56. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép văn bằng chứng chỉ Thuyền trưởng, máy trưởng hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trường hợp hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này mà hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bờ hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 57. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản; chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố, hóa chất khác và thủy sản khai thác hoặc thu hồi thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập theo quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy hoặc thu hồi sản phẩm vi phạm đang lưu thông trên thị trường;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tiêu hủy hoặc thu hồi sản phẩm vi phạm đang lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải gửi báo cáo bằng văn bản đến cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập xem xét, ban hành văn bản xác nhận việc tổ chức, cá nhân bị xử phạt đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính. Trường hợp không cấp văn bản xác nhận thì ban hành văn bản về việc chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính và nêu rõ lý do.
2. Việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc vây bắt, tiêu diệt thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập theo quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm vây bắt, tiêu diệt thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống bằng phương pháp gia nhiệt từ 90°C trở lên hoặc cấp đông hoặc sơ chế, chế biến;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc vây bắt, tiêu diệt, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải gửi báo cáo bằng văn bản đến cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập xem xét, ban hành văn bản xác nhận việc tổ chức, cá nhân bị xử phạt đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính. Trường hợp không cấp văn bản xác nhận thì ban hành văn bản về việc chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính và nêu rõ lý do.
3. Việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm phá dỡ tàu cá;
b) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm chuyển đổi mục đích sử dụng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng phải thực hiện trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày đầu tiên tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc phá dỡ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải gửi báo cáo bằng văn bản đến cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo về khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập xem xét, ban hành văn bản xác nhận việc tổ chức, cá nhân bị xử phạt đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính. Trường hợp không cấp văn bản xác nhận thì ban hành văn bản về việc chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính và nêu rõ lý do.
4. Các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của tổ chức, cá nhân bị xử phạt được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 58. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện hành vi vi phạm
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản.
2. Việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm thực hiện theo quy định của Chính phủ về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
1. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
a) Bổ sung cụm từ “khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản” vào sau từ “bia” tại khoản 1 Điều 1;
b) Bổ sung từ “khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản” vào sau từ “bia” tại khoản 1 Điều 2.
2. Bổ sung điểm k vào sau điểm i khoản 1 Điều 6 như sau:
“k) Danh mục X: Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản”.
3. Bổ sung điểm m vào sau điểm l khoản 2 Điều 9 như sau:
“m) Thanh tra chuyên ngành thủy sản và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về thủy sản”.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 2 Điều 12 như sau:
“i) Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng các Chi cục: Kiểm lâm, Kiểm lâm vùng, Kiểm ngư vùng; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng các Cục: Kiểm lâm, Kiểm ngư, Lâm nghiệp, Thủy sản; Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
5. Bổ sung khoản 9 vào sau khoản 8 Điều 18 như sau:
“9. Cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về thủy sản:
a) Thanh tra chuyên ngành thủy sản và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về thủy sản;
b) Kiểm ngư, Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển”.
6. Bổ sung Danh mục X vào sau Danh mục IX thuộc Phụ lục kèm theo Nghị định này.
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng quy định của Nghị định này.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản để giải quyết.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ)
PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THỦY SẢN
(Kèm theo Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
1. Thiết bị, dụng cụ đo độ dài.
2. Thiết bị ghi âm và ghi hình.
3. Thiết bị phân tích mẫu thủy sản, sản phẩm thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
4. Thiết bị trích xuất dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình; máy chủ lưu trữ hành trình tàu cá từ thiết bị giám sát tàu cá; thiết bị giám sát hành trình tàu cá; thiết bị xác định vị trí (định vị; định vị vệ tinh).
5. Thiết bị quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
6. Máy vi tính, máy tính bảng lưu trữ kết quả thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.