Nghị định 203-CP năm 1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Ngoại Thương do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.
Số hiệu | 203-CP |
Ngày ban hành | 23/11/1961 |
Ngày có hiệu lực | 08/12/1961 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Người ký | Phạm Văn Đồng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 203-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 1961 |
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ NGOẠI THƯƠNG
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức hội đồng chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2: - Bộ Ngoại thương có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, thể lệ về ngoại thương; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách, thể lệ ấy.
2. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ phê chuẩn kế hoạch ngoại thương; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy.
3. Nghiên cứu tình hình thị trường ngoài nước, các chính sách kinh tế, chính sách mậu dịch, các tổ chức và biện pháp ngoại thương của nước ngoài để phát triển công tác ngoại thương.
4. Thi hành các hiệp định mà nước ta đã ký kết với nước ngoài về mặt ngoại thương. Trong phạm vi ủy quyền của Chính Phủ, ký kết các hiệp định về ngoại thương với các cơ quan ngoại thương nước ngoài.
5. Căn cứ vào chính sách giá cả của Nhà nước, chỉ đạo giá xuất khẩu, nhập khẩu, tham gia ý kiến vào việc quy định giá bàn buôn hàng nhập khẩu và giá thu mua hàng xuất khẩu.
6. Trong phạm vi kế hoạch ngoại tệ được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn, quản lý việc sử dụng ngoại tệ vào việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bảo đảm thực hiện kế hoạch thu chi ngoại tệ về ngoại thương.
7. Chỉ đạo việc tổ chức những cuộc triển lãm các mặt hàng hoá của ta ở các Hội chợ nước ngoài và việc tổ chức những cuộc triển lãm các mặt hàng hoá ở trong nước có tính chất ngoại thương.
8. Tham gia ý kiến với các Bộ, các ngành ở Trung Ương và các Ủy ban hành chính địa phương về các vấn đề có quan hệ đến ngoại thương, nhằm mở rộng khai thác nguồn hàng, bảo đảm vật tư xuất khẩu, áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, sử dụng hợp lý ngoại tệ trong việc nhập hàng.
9. Thống nhất quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trong toàn quốc kể cả mậu dịch xuất khẩu, nhập khẩu địa phương, mậu dịch tiểu ngạch biên giới. Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa; đề ra những biện pháp để thực hiện việc thống nhất quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
10. Quản lý các tổ chức kinh doanh trực thuộc Bộ, các Thương vụ và Đại diện thương mại ở nước ngoài.
11. Quản lý tài sản, tài vụ, vật tư trong ngành, quản lý vốn của Nhà nước giao cho Bộ.
12. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, lao động tiền lương trong ngành theo chế độ chung của Nhà nước. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngoại thương để kịp đáp ứng nhu cầu công tác của ngành.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, trên cơ sở và để thi hành pháp luật, và các nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương ra những thông tư, quyết định và kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thi hành những thông tư, quyết định ấy; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của cơ quan cấp dưới thuộc ngành mình; đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ những thông tư, quyết định không thích đáng có liên quan đến công tác ngoại thương của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ hay của Ủy ban hành chính địa phương.
Điều 4: - Tổ chức bộ máy của Bộ Ngoại thương gồm có:
- Văn phòng
- Vụ tổ chức cán bộ
- Vụ tuyên huấn
- Vụ Tài vụ ngoại hối giá cả
- Vụ Kế hoạch