Nghị định 198-CP năm 1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục do Hội đồng Chính phủ ban hành

Số hiệu 198-CP
Ngày ban hành 07/11/1961
Ngày có hiệu lực 22/11/1961
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Chính phủ
Người ký Phạm Văn Đồng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 198-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 1961 

 

 NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ GIÁO DỤC

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 07 năm 1960,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Bộ Giáo dục là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản lý công tác giáo dục theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ văn hóa và kỹ thuật, có sức khỏe và góp phần nâng cao không ngừng trình độ văn hóa, kỹ thuật cho cán bộ và nhân dân lao động; cùng với các Bộ có liên quan phụ trách việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật để thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Điều 2. – Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ về giáo dục; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ ấy

2. Xây dựng và trình Hội đồng Chính phủ phê chuẩn kế hoạch phát triển giáo dục trong phạm vi Bộ phụ trách; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy.

3. Xây dựng và ban hành các quy chế, chế độ về chuyên môn áp dụng cho các trường phổ thông, bổ túc văn hóa, đại học, trung cấp chuyên nghiệp nói chung; chỉ đạo thực hiện các quy chế, chế độ ấy.

4. Chỉ đạo các cơ quan giáo dục địa phương về mặt chuyên môn.

5. Chỉ đạo việc xây dựng trường sở, thiết bị cho các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông, vỡ lòng, mẫu giáo thuộc phạm vi Bộ Giáo dục phụ trách.

6. Quản lý các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ; theo dõi, tổng hợp tình hình chung ngành đại học và ngành trung cấp chuyên nghiệp (kể cả các trường trực thuộc các Bộ khác).

7. Xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa cho các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ; chỉ đạo về nội dung giáo dục trong các trường ấy. Hướng dẫn, giúp đỡ các Bộ xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, chỉ đạo nội dung giáo dục trong các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp thuộc các Bộ theo đúng nguyên lý, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước.

8. Quản lý lưu học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam ở nước ngoài và lưu học sinh, nghiên cứu sinh nước ngoài ở Việt Nam.

9. Góp ý kiến với Ủy ban đào tạo và phân phối cán bộ về việc phân phối sinh viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp ở các trường đại học và chuyên nghiệp, lưu học sinh, nghiên cứu sinh tốt nghiệp ở nước ngoài về.

10. Nghiên cứu khoa học giáo dục; cùng Ủy ban Khoa học Nhà nước quản lý công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học trực thuộc Bộ.

11. Xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khao cho các trường phổ thông, vỡ lòng, mẫu giáo; chỉ đạo về nội dung giáo dục cho các trường, lớp ấy.

12. Xây dựng chương trình, sách giáo khoa bổ túc văn hóa; chỉ đạo công tác thanh toán nạn mù chữ, đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa cho cán bộ và nhân dân lao động.

13. Nghiên cứu, hướng dẫn việc xây dựng chữ dân tộc, việc dạy những chữ ấy ở các trường phổ thông và bổ túc văn hóa ở vùng dân tộc.

14. Tổ chức đào tạo giáo viên các loại, các cấp để kịp đáp ứng nhu cầu phát triển của công tác giáo dục do Bộ phụ trách.

15. Thi hành các hiệp định mà nước ta đã ký kết với nước ngoài về mặt giáo dục; thực hiện việc trao đổi kinh nghiệm công tác giáo dục với nước ngoài.

16. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, lao động tiền lương, tài sản, tài vụ, vật tư trong các cơ quan và trường học thuộc Bộ theo chế độ chung của Nhà nước.

17. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Bộ Giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, các ngành, các đoàn thể, nhất là các ngành kinh tế và Đoàn thanh niên lao động Việt Nam. Các Bộ, các ngành có liên quan có nhiệm vụ cùng với Bộ Giáo dục bảo đảm hoàn thành sự nghiệp phát triển giáo dục.

Điều 3. – Bộ trưởng Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ và trước Quốc hội lãnh đạo toàn bộ công tác của Bộ như điều 2 đã quy định. Các Thứ trưởng Bộ Giáo dục giúp Bộ trưởng trong việc lãnh đạo chung và có thể được Bộ trưởng ủy nhiệm chỉ đạo từng phần công tác của Bộ.

Trong phạm vi quyền hạn của mình, trên cơ sở và để thi hành pháp luật, và các nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra những thông tư, quyết định và kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thi hành những thông tư, quyết định ấy; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của cơ quan cấp dưới thuộc ngành mình; đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ những thông tư, quyết định không thích đáng có liên quan đến công tác giáo dục của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ hay của Ủy ban hành chính địa phương.

Điều 4. – Tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục gồm có:

- Văn phòng.

[...]