Nghị định 165-CP năm 1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Vật tư do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
Số hiệu | 165-CP |
Ngày ban hành | 18/10/1961 |
Ngày có hiệu lực | 02/11/1961 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Người ký | Phạm Văn Đồng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 165-CP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 1961 |
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CỤC VẬT TƯ
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2: - Tổng cục Vật tư có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ về cung cấp vật tư kỹ thuật, về dự trữ vật tư Nhà nước; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ ấy. Phối hợp với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ, các ngành nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ phê chuẩn các kế hoạch dự trữ vật tư; tổ chức thực hiện các kế hoạch ấy.
2. Căn cứ vào khả năng và nhu cầu vật tư kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, tiến hành phân phối vật tư kỹ thuật theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, trên cơ sở chiếu cố toàn diện, tập trung cho các ngành chủ yếu và các công trình trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hóa nước nhà.
3. Tổ chức cung cấp trực tiếp và kịp thời những vật tư kỹ thuật chủ yếu do Nhà nước thống nhất quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế quốc dân hoạt động đều đặn, không bị gián đoạn.
4. Quy định các biện pháp tiết kiệm vật tư kỹ thuật, chống lãng phí, tham ô, hao hụt, ứ đọng vật tư, nhằm sử dụng tốt vật tư kỹ thuật; giám đốc việc chấp hành các biện pháp ấy.
Thẩm tra đề nghị của các cơ quan, xí nghiệp về cung cấp vật tư kỹ thuật; giám đốc việc chấp hành các tiêu chuẩn định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật.
5. Tổ chức lực lượng dự trữ vật tư Nhà nước và phân phối dự trữ vật tư Nhà nước theo quyết định của Hội đồng Chính phủ.
6. Tổ chức và quản lý các Chi cục Vật tư, hệ thống kho dự trữ và cung cấp, các xí nghiệp sửa chữa và chế biến xăng dầu. Hướng dẫn về mặt nghiệp vụ các tổ chức cung cấp của các Bộ và các địa phương.
7. Tổ chức thực hiện việc kiểm nghiệm chất lượng vật tư, việc bảo quản tốt vật tư và xăng dầu.
8. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, lao động tiền lương tài sản, tài vụ, vật tư trong ngành theo chế độ chung của Nhà nước.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành vật tư để kịp thời đáp ứng nhu cầu công tác của ngành.
Trong phạm vi quyền hạn của mình, trên cơ sở và để thi hành pháp luật, và các nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục Vật tư ra những thông tư, quyết định và kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thi hành những thông tư, quyết định ấy; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của cơ quan cấp dưới thuộc ngành mình; đề nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi những thông tư, quyết định có liên quan đến công tác của Tổng cục Vật tư mà xét thấy không thích đáng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ hay của Ủy ban hành chính địa phương.
Điều 4: - Tổ chức bộ máy của Tổng cục Vật tư gồm có:
- Văn phòng
- Vụ Tổ chức cán bộ
- Vụ Tài vụ
- Vụ Kế hoạch thống kê
- Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước
- Cục Kim khí và thu hồi sắt vụn
- Cục thiết bị