Nghị định 145/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 63/2001/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Số hiệu 145/2005/NĐ-CP
Ngày ban hành 21/11/2005
Ngày có hiệu lực 14/12/2005
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Doanh nghiệp

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 145/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2005 

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

1. Sửa đổi tên của Nghị định như sau:

Tên của Nghị định số 63/2001/NĐ-CP được sửa đổi thành “Nghị định về chuyển đổi công ty nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên”.

2. Sửa đổi từ ngữ như sau:

Tất cả các cụm từ “doanh nghiệp nhà nước” trong Nghị định số 63/2001/NĐ-CP được sửa đổi thành “công ty nhà nước”.

3.  Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi công ty nhà nước; doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước; đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị phụ thuộc của tổng công ty nhà nước, của công ty nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và quy định việc tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

2. Công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải thuộc diện là doanh nghiệp do Nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị phụ thuộc của tổng công ty nhà nước, của công ty nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được chuyển đổi khi công ty bị tách và bộ phận được tách đều phải thuộc diện Nhà nước cần giữ 100% vốn điều lệ''.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 như sau:

“2. Các tổ chức sau đây là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty nhà nước:

a) Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập trực thuộc Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

 Trong thời gian chưa chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu đối với công ty này.

b) Tổng công ty nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị phụ thuộc của tổng công ty;

c) Công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ đơn vị phụ thuộc của công ty”.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 như sau:

''1. Doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm:

a) Kiểm kê, xác định số lượng tài sản hiện có ở doanh nghiệp, đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp, bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản đi thuê, cho thuê, giữ hộ, ký gửi, chiếm dụng;

b) Phân loại tài sản hiện có ở doanh nghiệp, đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp thành các loại: tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng; tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý; tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có); tài sản thuê ngoài, vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi;

[...]