Nghị định 002-NĐ năm 1956 ban hành thể lệ mở trường tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.

Số hiệu 002-NĐ
Ngày ban hành 11/01/1956
Ngày có hiệu lực 11/01/1956
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục
Người ký Nguyễn Văn Huyên
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 002-NĐ

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 1956 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH THỂ LỆ VỀ VIỆC MỞ TRƯỜNG TƯ THỤC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Chiếu Sắc lệnh số 119 ngày 09-7-1946 tổ chức Bộ Giáo dục;
Chiếu Quyết định số 609-TTg ngày 04-11-1955 của Thủ tướng Phủ về việc cho phép kinh doanh và đăng ký kinh doanh;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Để  đảm bảo việc học tập cho con em nhân dân tại các trường tư thục có kết quả tốt nay ban hành thể lệ về việc mở trường tư thục.

Điều 2. – Thể lệ này sẽ áp dụng từ ngày ban hành Nghị định.

Điều 3. – Những  thể lệ trái với bản thể lệ kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 4. – Ông Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và ông Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông chiếu Nghị định thi hành.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
 


 
Nguyễn Văn Huyên

THỂ LỆ

 VỀ VIỆC MỞ TRƯỜNG TƯ THỤC

Chương 1:

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Để cơ quan Giáo dục có thể giúp đỡ và hướng dẫn trường tư thục giảng dạy theo đúng tinh thần, đường lối giáo dục dân chủ nhân dân và phát triển có kế hoạch để đảm bảo việc học tập cho con em của nhân dân tại các trường tư thục có kết quả tốt, nay ban hành thể lệ về việc mở trường tư thục.

Điều 2. – Trường  tư thục là những trường do cá nhân hay tổ chức đứng ra mở, mà nhân viên không do Chính phủ bổ dụng, dạy quá 10 học sinh (nếu là trường dạy văn hoá, ngoại ngữ) hay 5 học sinh (nếu là trường dạy các môn học chuyên nghiệp khác) và thu học phí của học sinh.

Các trường tư thục có thể có một hay nhiều lớp, và bất cứ có một hay nhiều lớp, đều phải theo đúng thể lệ này.

Điều 3. – Trên đất nước Việt Nam, tất cả những cá nhân, những tổ chức nào mở trường  tư thục dạy văn hóa, ngoại ngữ, vẽ, nữ công, gia chánh, kế toán, đánh máy chữ, tốc ký, thể dục, thể thao, võ, đều phải xin phép trước.

Những cá nhân hoặc những tổ chức, sau khi được cấp giấy phép mở trường tư thục, thì được hoạt động và được bảo hộ theo luật lệ của Nhà nước.

Điều 4. – Thể lệ này không áp dụng cho:

- Những xưởng thợ mà người chủ xưởng nhận, ngoài những thợ chuyên môn, một số người đến tập nghề.

- Những trường chuyên dạy về giáo lý, kinh bổn của các tổ chức tôn giáo chỉ nhằm mục đích duy nhất là truyền bá đạo giáo.

Điều 5. – Các trường tư thục có nhiệm vụ:

a) Giảng dạy theo đúng tinh thần, đường lối giáo dục của Chính phủ, áp dụng đúng và dạy đủ chương trình  học và thi hành những chỉ thị của Bộ Giáo dục và cơ quan Giáo dục địa phương về quy chế tổ chức nhà trường cũng như về nội dung giảng dạy.

b) Luôn luôn cố gắng tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh để đảm bảo chất lượng giáo dục.

c) Tuân theo luật lệ vệ sinh chung về trường học, luật lệ lao động đối với giáo viên và công nhân viên nhà trường. Luật lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ