Kế hoạch 959/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu | 959/KH-UBND |
Ngày ban hành | 04/04/2023 |
Ngày có hiệu lực | 04/04/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Nguyễn Hữu Tháp |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 959/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 04 tháng 4 năm 2023 |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2023
Trên cơ sở kết quả đánh giá công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022 và nhận định dự báo tình hình dịch bệnh1; thực hiện Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Văn bản số 1512/BYT-DP ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Bộ Y tế liên quan tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2023; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 trên địa bàn tỉnh (viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2016-2020. Khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
2.1. Xây dựng phương án, kế hoạch, cập nhật hướng dẫn chuyên môn
- Cập nhật, hoàn thiện, ban hành: Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
- Cập nhật các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế (khi có sửa đổi, bổ sung, ban hành mới): Hướng dẫn giám sát COVID-19; hướng dẫn giám sát và phòng, chống các bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ; hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác theo quy định; hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng thường gặp; hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm.
2.2. Thực hiện các chỉ tiêu chung về chuyên môn, kỹ thuật
- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.
- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô cấp xã.
- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời.
- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, phát hiện sớm và kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh theo quy định, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan.
- 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.
- 100% nhân viên y tế làm việc tại các khoa khám bệnh, khoa Nội, truyền nhiễm được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.
2.3. Thực hiện chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm
2.3.1. Dịch COVID-19: Không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế.
2.3.2. Bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9): Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
2.3.3. Bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), Đậu mùa khỉ, viêm gan cấp không rõ nguyên nhân và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, hạn chế tối đa xâm nhập và lây lan.
2.3.4. Bệnh sốt xuất huyết: Số mắc/100.000 dân: giảm 5% so với năm 2022. Tỷ lệ chết/mắc: < 0,09%. Tỷ lệ số bệnh nhân sốt xuất huyết lâm sàng được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh là 7%, được xét nghiệm định tuýp vi rút là 3%. Duy trì hoạt động điều tra côn trùng hàng tháng tại tối thiểu 2 điểm đại diện do tỉnh quản lý và hàng tháng tại tối thiểu 1 điểm đại diện do huyện quản lý. 100% cấp huyện, cấp xã, thôn/làng/tổ dân phố, Tổ công tác cộng đồng phòng, chống dịch bệnh tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh và các nội dung “Cam kết vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết”.
2.3.5. Bệnh sốt rét: Tỷ lệ mắc: < 2,5/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong: ≤ 0,02/100.000 dân.
2.3.6. Bệnh dại: Khống chế ≤ 01 trường hợp tử vong.
2.3.7. Bệnh tay chân miệng: Tỷ lệ mắc: < 100/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong: < 0,05%.
2.3.8. Bệnh tả, lỵ trực trùng: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.
2.3.9. Bệnh sởi, rubella: Tỷ lệ mắc: < 40/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong: < 0,1%.
2.3.10. Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật bản B và các bệnh truyền nhiễm khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng: Giảm 5% so với trung bình giai đoạn 5 năm 2016 - 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 959/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 04 tháng 4 năm 2023 |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2023
Trên cơ sở kết quả đánh giá công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022 và nhận định dự báo tình hình dịch bệnh1; thực hiện Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Văn bản số 1512/BYT-DP ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Bộ Y tế liên quan tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2023; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 trên địa bàn tỉnh (viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2016-2020. Khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
2.1. Xây dựng phương án, kế hoạch, cập nhật hướng dẫn chuyên môn
- Cập nhật, hoàn thiện, ban hành: Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
- Cập nhật các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế (khi có sửa đổi, bổ sung, ban hành mới): Hướng dẫn giám sát COVID-19; hướng dẫn giám sát và phòng, chống các bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ; hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác theo quy định; hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng thường gặp; hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm.
2.2. Thực hiện các chỉ tiêu chung về chuyên môn, kỹ thuật
- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.
- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô cấp xã.
- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời.
- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, phát hiện sớm và kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh theo quy định, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan.
- 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.
- 100% nhân viên y tế làm việc tại các khoa khám bệnh, khoa Nội, truyền nhiễm được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.
2.3. Thực hiện chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm
2.3.1. Dịch COVID-19: Không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế.
2.3.2. Bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9): Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
2.3.3. Bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), Đậu mùa khỉ, viêm gan cấp không rõ nguyên nhân và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, hạn chế tối đa xâm nhập và lây lan.
2.3.4. Bệnh sốt xuất huyết: Số mắc/100.000 dân: giảm 5% so với năm 2022. Tỷ lệ chết/mắc: < 0,09%. Tỷ lệ số bệnh nhân sốt xuất huyết lâm sàng được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh là 7%, được xét nghiệm định tuýp vi rút là 3%. Duy trì hoạt động điều tra côn trùng hàng tháng tại tối thiểu 2 điểm đại diện do tỉnh quản lý và hàng tháng tại tối thiểu 1 điểm đại diện do huyện quản lý. 100% cấp huyện, cấp xã, thôn/làng/tổ dân phố, Tổ công tác cộng đồng phòng, chống dịch bệnh tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh và các nội dung “Cam kết vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết”.
2.3.5. Bệnh sốt rét: Tỷ lệ mắc: < 2,5/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong: ≤ 0,02/100.000 dân.
2.3.6. Bệnh dại: Khống chế ≤ 01 trường hợp tử vong.
2.3.7. Bệnh tay chân miệng: Tỷ lệ mắc: < 100/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong: < 0,05%.
2.3.8. Bệnh tả, lỵ trực trùng: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.
2.3.9. Bệnh sởi, rubella: Tỷ lệ mắc: < 40/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong: < 0,1%.
2.3.10. Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật bản B và các bệnh truyền nhiễm khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng: Giảm 5% so với trung bình giai đoạn 5 năm 2016 - 2020.
- Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy về chủ động phòng, chống dịch COVID-19, biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh mới nổi (đậu mùa khỉ, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), MERS-CoV, Ebola...) với tinh thần và giải pháp là “Sớm một bước, cao hơn một mức”, không để xảy ra dịch chồng dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân. Tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu và tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình hình dịch bệnh và kịp thời thông báo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, không để các dịch bệnh bùng phát, hạn chế tỷ lệ mắc, tử vong, giảm tối đa tác động và thiệt hại do dịch bệnh.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo và triển khai hoạt động. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong công tác y tế. Triển khai kiểm tra, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và triển khai xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của y tế dự phòng và y tế cơ sở; nâng cao chất lượng chuyên môn, tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho người dân, cải thiện và nâng cao chất lượng chuyên môn y tế tại vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, vùng khó khăn.
- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến; thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp, triển khai Nghị định số 05/2023/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với các cơ sở y tế công lập; sắp xếp bộ máy y tế nhất là y tế cơ sở một cách phù hợp theo quy mô dân số không theo địa giới hành chính.
- Củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch từ tỉnh đến địa phương, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức về giám sát và phòng, chống dịch bệnh; củng cố, duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; kiện toàn và vận hành Đội đáp ứng nhanh sẵn sàng thực hiện xử lý ổ dịch.
- Tăng cường chỉ đạo giám sát, kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ tuyến dưới. Tổ chức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thống kê báo cáo, mở rộng triển khai sử dụng hệ thống báo cáo điện tử cho tất cả các tuyến.
- Tăng cường xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội và người dân và cùng với cơ quan quản lý nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất.
- Cùng với các biện pháp phòng, chống dịch, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.
2.1. Công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm
2.1.1. Dịch COVID-19
- Tiếp tục triển khai công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn cho các đối tượng trong chỉ định tiêm; rà soát, tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm đủ mũi, không để sót đối tượng trong chỉ định tiêm; tiêm nhắc lại, tiêm liều bổ sung và công tác cập nhật dữ liệu tiêm chủng.
- Ban hành và triển khai Phương án bảo đảm công tác y tế với các tình huống có thể xảy ra của dịch bao gồm tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn, dịch COVID-19 bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống công bố dịch kết thúc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tăng cường giám sát trường hợp nhập cảnh, giám sát cộng đồng, thực hiện việc cách ly điều trị, giám sát y tế, giám sát biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.
2.1.2. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác
- Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh; kế hoạch giám sát trọng điểm (cúm, SARI, SVP, SXHD, tay chân miệng, sốt rét, viêm gan vi rút, viêm não Nhật Bản, dịch hạch); chương trình cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh mùa lễ hội và các sự kiện chính trị xã hội, thiên tai, bão lụt.
- Triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa chủ động khi chưa có dịch xảy ra. Đồng thời, chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; thường xuyên phân tích, đánh giá, dự báo tình hình dịch; chuẩn bị phương án, kịch bản ứng phó với các cấp độ dịch và thực hiện hiệu quả mục tiêu ngăn chặn nguồn lây xâm nhập từ bên ngoài và phát hiện sớm, khoanh vùng, dập dịch từ bên trong.
- Tăng cường triển khai giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
2.2. Công tác kiểm dịch y tế
- Thực hiện nghiêm Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. Tăng cường công tác giám sát, khai báo phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại các cửa khẩu; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, đặc biệt các bệnh COVID-19, MERS-CoV, cúm A(H7N9), sốt vàng ..., chủ động đề xuất các biện pháp đáp ứng phù hợp.
- Tiếp tục quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh qua biên giới, đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của vi rút SARS-CoV-2 để chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và kịp thời. Tăng cường việc phối hợp liên ngành tại các cửa khẩu, xây dựng các biên bản phối hợp liên ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động kiểm dịch y tế.
- Hướng dẫn chuyên môn về quy trình kiểm dịch tại các cửa khẩu, tiêu chí kiểm dịch viên y tế và tổ chức cấp thẻ cho kiểm dịch viên y tế theo hướng dẫn của Trung ương và theo quy định.
2.3. Công tác tiêm chủng và an toàn sinh học
- Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về đảm bảo an toàn tiêm chủng, tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng; đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm. Xây dựng các Đề án/Phương án tăng cường công tác tiêm chủng, tăng số lượng vắc xin trong tiêm chủng.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng, nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, cập nhật số liệu chính xác, kịp thời trên hệ thống quản lý tiêm chủng; tăng cường tiếp cận tiêm chủng dịch vụ.
- Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện bảo đảm tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đạt ít nhất 95% quy mô xã, phường trên phạm vi toàn quốc.
- Theo dõi, giám sát, tổng hợp, thực hiện việc chia sẻ thông tin, phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm. Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin về các trường hợp tai biến nặng sau tiêm theo quy định.
2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh và quản lý, giám sát, điều trị bệnh truyền nhiễm; nâng cao chất lượng thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư số 28/2019/TT-BYT; quản lý thông tin tiêm chủng; đẩy mạnh hoạt động kho dữ liệu bệnh truyền nhiễm và đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
2.5. Các giải pháp giảm tử vong: Nâng cao hiệu quả việc quản lý, tư vấn, điều trị, cấp cứu kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, biến chứng. Tổ chức tốt hệ thống cấp cứu, điều trị bệnh nhân, sẵn sàng khu cách ly điều trị, các đội cấp cứu lưu động; tăng cường công tác phòng, chống nhiễm khuẩn nhất là tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng, phòng, chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám chữa bệnh; đảm bảo công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường. Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân. Xây dựng các thông điệp truyền thông cho người bệnh, người chăm sóc, gia đình người bệnh về phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, một số kiến thức cơ bản về phòng bệnh.
3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe; tuyên truyền vận động người dân thực hiện thông điệp “2K + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”.
- Tăng cường truyền thông đến người dân về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch và tiêm chủng phòng bệnh, chú trọng các nhóm đối tượng đặc thù (trường học, khu công nghiệp, nhà trọ, người nhập cảnh...) để vận động người dân chủ động, tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng.
- Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về chương trình tiêm chủng mở rộng và lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em để vận động người dân chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
- Chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các hoạt động phòng, chống; phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh.
- Sử dụng đa dạng tất cả các loại hình truyền thông trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; thực hiện các hoạt động truyền thông đặc thù với từng bệnh dịch. Tổ chức các chiến dịch truyền thông phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân và các chiến dịch truyền thông hưởng ứng các ngày phòng, chống dịch bệnh như ngày ASEAN phòng, chống SXHD (15/6), ngày thế giới phòng, chống viêm gan (28/7), ngày thế giới phòng, chống dại (28/9), ngày thế giới phòng, chống dịch (27/12)... và tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền phòng, chống dịch theo mùa, các kỳ lễ hội, các sự kiện lớn.
- Quản lý thông tin y tế, phối hợp xử lý khủng hoảng truyền thông, phối hợp các cơ quan có trách nhiệm xử lý kịp thời tin đồn, tin giả liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng.
- Đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Đảm bảo hậu cần phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Đảm bảo nhân lực tham gia công tác phòng, chống dịch. Tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện công tác y tế dự phòng một cách hiệu quả; triển khai đầy đủ chính sách, đãi ngộ, chế độ cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng theo quy định.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế với các Sở, ban, ngành, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, các địa phương và các đơn vị liên quan triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên người, bệnh từ động vật lây truyền sang người, phòng, chống buôn lậu gia cầm, gia súc, các sản phẩm từ gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ; phối hợp giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kiểm dịch tại các cửa khẩu; quản lý nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế đối với chuyên gia, công dân Việt Nam nhập cảnh; tăng cường năng lực thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế nhằm chủ động dự phòng, phát hiện, ứng phó với sự kiện y tế công cộng, trong đó có dịch bệnh truyền nhiễm.
- Tăng cường phối hợp giữa ngành Y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai hiệu quả các chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ em, học sinh và công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
6. Hợp tác quốc tế: Phối hợp chặt chẽ với nước bạn Lào và Campuchia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế để nắm bắt, chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh.
7. Nghiên cứu khoa học: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về dịch tễ học của bệnh, tác nhân gây bệnh, véc tơ truyền bệnh, vắc xin phòng bệnh, dự báo dịch, xây dựng mô hình phòng, chống để đề xuất các biện pháp phòng, chống phù hợp, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
8. Công tác kiểm tra, thanh tra
- Tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh, công bố dịch, quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, kiểm dịch y tế biên giới tại các huyện, thành phố. Tổ chức các Đoàn kiểm tra công tác quản lý nhập cảnh, giám sát y tế, xét nghiệm, tiêm chủng phòng, chống dịch COVID-19.
- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh, tập trung vào các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi hoặc bệnh lưu hành có số mắc, tử vong cao (COVID-19, MERS-CoV, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, dại) tại các địa bàn trọng điểm.
- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho các bệnh viện về phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, cách ly, triển khai các giải pháp phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch trong ngành Y tế được cân đối, bố trí trong phạm vi dự toán chi sự nghiệp y tế giao năm 2023; kinh phí ngân sách huyện, thành phố đảm bảo theo phân cấp quản lý và các nguồn hợp pháp khác theo quy định. Trường hợp tình hình dịch bệnh tiếp tục tăng cao, nhu cầu kinh phí thực hiện (sau khi đã cân đối trong phạm vi dự toán chi sự nghiệp y tế giao năm 2023; kinh phí do ngân sách cấp huyện, thành phố đảm bảo theo phân cấp), Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo cấp thẩm quyền xem xét bổ sung kinh phí thực hiện theo quy định.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: (1) triển khai kịp thời và tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; (2) thực hiện việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B, nhóm C khi có đủ điều kiện công bố dịch bệnh theo quy định; (3) đề nghị Bộ Y tế công bố dịch bệnh thuộc nhóm A khi có đủ điều kiện công bố dịch theo quy định.
- Theo dõi, giám sát, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh và việc đảm bảo kinh phí, huy động các nguồn lực tham gia trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn tăng cường triển khai giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; chủ động theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng; triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (nhất là với nhóm trẻ em) đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.
- Ban hành và tổ chức triển khai thực hiện triển khai công tác vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh năm 2023 trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của các đơn vị tại địa phương; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh: Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh tại mục 3/II Kế hoạch này.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Y tế cân đối dự toán chi sự nghiệp y tế được Ủy ban nhân dân tỉnh giao năm 2023 để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định. Trường hợp tình hình dịch bệnh tiếp tục tăng cao, nhu cầu kinh phí thực hiện (sau khi đã cân đối trong phạm vi dự toán chi sự nghiệp y tế giao năm 2023; kinh phí do ngân sách cấp huyện, thành phố đảm bảo theo phân cấp), phối hợp Sở Y tế và các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo cấp thẩm quyền xem xét bổ sung kinh phí thực hiện theo quy định.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch trong ngành. Phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt dịch COVID-19 và công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, bố trí đủ nước sạch và xà phòng, thường xuyên làm vệ sinh môi trường tại trường học; phối hợp quản lý tốt sức khỏe học sinh, cán bộ, giáo viên, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sốt xuất huyết, tay chân miệng và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng Kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, xử lý triệt để ổ dịch, thông báo kịp thời cho ngành Y tế để phối hợp các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người.
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các đơn vị liên quan trong việc phòng, chống dịch từ động vật hoang dã, đặc biệt là nhóm động vật có nguy cơ lây nhiễm cao với bệnh đậu mùa khỉ.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Y tế trong việc hướng dẫn xử lý vệ sinh môi trường tại vùng có dịch. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc hướng dẫn và giám sát việc xử lý môi trường tại các khu vực chôn cất người tử vong do bệnh truyền nhiễm.
7. Công an tỉnh: Tổ chức thực hiện việc ổn định an ninh, trật tự khi có trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm; phối hợp với ngành Y tế trong công tác cách ly người bệnh theo đúng quy định.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sư đoàn 10: Chỉ đạo lực lượng quân y và các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Y tế hỗ trợ nhân lực, vật lực để triển khai thực hiện tốt tại nơi cách ly tập trung, công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, chú trọng đến các xã vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Ban hành và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023; kế hoạch triển khai công tác vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh năm 2023 trên địa bàn (theo hướng dẫn của ngành Y tế).
- Chủ động đảm bảo sẵn sàng và đầy đủ việc thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”, đáp ứng kịp thời với các tình huống, diễn biến dịch bệnh, nhất là tình huống dịch bệnh lan rộng, bùng phát trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các sở, ban ngành, cơ quan đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 để duy trì miễn dịch cộng đồng theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm soát kịp thời các ca bệnh, chùm ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng.
- Chủ trì và chỉ đạo Trung tâm Y tế phối hợp Phòng Y tế tham mưu, huy động các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn vận động và cùng người dân tổ chức triển khai quyết liệt Chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh tại địa phương; tổ chức ký cam kết trong công tác vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh SXHD trên địa bàn; tăng cường giám sát và phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, chú ý đến các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm, kịp thời cách ly và thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật biết, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm hoặc gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên làm các xét nghiệm, đặc biệt nhóm nguy cơ cao.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn phối hợp với ngành Y tế tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa phương bằng nhiều hình thức để phòng mắc các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn; phối hợp với ngành tài nguyên và môi trường hướng dẫn, giám sát việc xử lý môi trường các khu vực chôn cất người tử vong do bệnh truyền nhiễm, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường và phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành. Hỗ trợ kinh phí chi cho các đơn vị y tế tuyến huyện, xã để giám sát và phòng, chống dịch bệnh.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội: Chỉ đạo các tổ chức thành viên vận động Nhân dân tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh; huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế hỗ trợ giúp đỡ khi có dịch xảy ra.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Sở Y tế chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo theo quy định./
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
TRUYỀN NHIỄM NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 959/KH-UBND ngày 04/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1. Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và di dân gia tăng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát. Năm 2022, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia, mới nhất là sự lây lan của bệnh Marburg tại khu vực châu Phi; một số bệnh lưu hành, bệnh có vắc xin dự phòng cũng gia tăng số mắc ở nhiều nơi.
Tính đến nay, đã ghi nhận khoảng 678 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,7 triệu ca tử vong kể từ đầu dịch. Trong năm 2022, thế giới đã ghi nhận 371,5 triệu ca ca mắc, 1,2 triệu trường hợp tử vong và liên tục xuất hiện các biến thể mới1.
Bệnh cúm mùa hàng năm vẫn ghi nhận khoảng hơn 1 tỷ trường hợp mắc, khoảng 3 - 5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 291.000 - 646.000 ca tử vong. Bệnh đậu mùa khỉ và viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân đã xuất hiện và lây lan tại nhiều quốc gia, là các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu cần quan tâm trong năm 20222. Bên cạnh đó, số mắc sốt xuất huyết trong năm 2022 cũng tăng cao tại nhiều quốc gia3.
2. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Từ đầu dịch đến nay, cả nước ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 43.000 trường hợp tử vong. Năm 2022, cả nước ghi nhận trên 9,7 triệu ca mắc; tỷ lệ ca nhiễm/1 triệu dân là 116.471 ca (đứng thứ 117/230 quốc gia, vùng lãnh thổ); có gần 10.800 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 0,11% trên tổng số ca nhiễm của năm 2022; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong nước đã ghi nhận sự xuất hiện nhiều biến thể phụ của Omicron4.
Năm 2022 cả nước ghi nhận trên 371.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 144 trường hợp tử vong; so với năm 2021, số mắc tăng hơn 5 lần, tử vong tăng 5,3 lần. số mắc sốt xuất huyết trong năm 2022 cao hơn số mắc trung bình năm các giai đoạn trước. Trong năm 2022, ghi nhận 02 trường hợp đậu mùa khỉ là các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 01 trường hợp dương tính với cúm A(H5).
Ngoài ra, hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm khác ổn định, không ghi nhận các ổ dịch lớn trong cộng đồng; số mắc, tử vong giảm so với cùng kỳ năm 2021. Các dịch bệnh lưu hành, các bệnh có vắc xin dự phòng trong nước như cúm, tay chân miệng, sốt rét, sởi... cơ bản được kiểm soát.
3. Tình hình dịch bệnh tại tỉnh Kon Tum
Trong năm 2022, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, cơ bản đã được khống chế nhanh và hiệu quả. Các bệnh nguy hiểm: Dịch hạch, MERS-CoV, Ebola, tả, cúm A (H5N1, H7N9...), thương hàn, dại, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi không ghi nhận trường hợp mắc bệnh; một số bệnh truyền nhiễm như lỵ trực trùng, lỵ amibe, tiêu chảy, viêm não vi rút, thủy đậu, quai bị giảm so với cùng kỳ năm 20215. Tuy nhiên, một số bệnh như SXHD, viêm gan vi rút A, cúm, tay chân miệng, COVID-19 tăng so với năm 20216; các ổ dịch xuất hiện đều đã được phát hiện sớm và chủ động triển khai các biện pháp khống chế, điều trị kịp thời, không để lây lan trên diện rộng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH ĐÃ TRIỂN KHAI
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Triển khai đầy đủ, kịp thời văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 (BCĐ) Quốc gia và các bộ ngành Trung ương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; bám sát tình hình dịch trong nước và thực tiễn địa bàn để đáp ứng kịp thời với diễn biến dịch.
- Xây dựng, tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ngay từ đầu năm7; ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các Sở, ban ngành, địa phương triển khai công tác phòng, chống các dịch bệnh lưu hành8 (sốt xuất huyết, cúm...), các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi9 (đậu mùa khỉ); phòng, chống dịch bệnh dịp Tết, mùa lễ hội đầu năm10,... Thường xuyên tổ chức giao ban, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn; tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn hỗ trợ các địa phương, đơn vị triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm11.
2. Công tác giám sát, phòng chống
Chủ động giám sát ca bệnh, điều tra theo quy định, giám sát véc tơ, giám sát chủ động tùy theo loại dịch bệnh và đường lây truyền, tiến hành xử lý môi trường; đẩy mạnh việc giám sát dựa vào sự kiện thông qua các nguồn thông tin để kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý các ổ dịch sớm trong cộng đồng; giám sát chặt chẽ hành khách tại cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và khu vực biên giới.
3. Công tác chẩn đoán và điều trị: Các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly, giường bệnh sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân; rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về chẩn đoán điều trị, nghiên cứu sử dụng thuốc phù hợp, hiệu quả, thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ y tế trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Thực hiện quyết liệt việc phân tuyến điều trị bệnh nhân theo quy định nhằm giảm tải các bệnh viện tuyến tỉnh; kiện toàn các Đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu. Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
4. Công tác tiêm chủng mở rộng các bệnh truyền nhiễm
- Công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai thường xuyên tại 102/102 xã, phường, thị trấn; hằng tháng tổ chức các điểm tiêm chủng ngoại trạm ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ vẫn duy trì ở mức cao.
- Tổ chức triển khai các đợt tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại 111 điểm tiêm trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn tiêm chủng, phòng chống dịch COVID-19, không ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm và cập nhật số liệu chính xác, kịp thời trên hệ thống quản lý tiêm chủng12.
- Số ca mắc bệnh có vắc xin trong chương trình tiêm chửng mở rộng rất thấp qua các năm, bệnh nguy hiểm thuộc nhóm A như bại liệt không xảy ra.
5. Công tác thống kê báo cáo tình hình dịch bệnh
Triển khai thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin quản lý theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
1. Với sự nỗ lực, đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm cao, tỉnh Kon Tum đã thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ Quốc gia và các bộ ngành Trung ương, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh được kiểm soát hiệu quả.
2. Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là dịch COVID-19) cơ bản ổn định. Công tác phòng chống dịch COVID-19 được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Các biện pháp phòng, chống dịch được áp dụng chủ động, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp, đặc biệt là thành công trong chiến lược vắc xin. Việc chuyển hướng chiến lược, nới lỏng các biện pháp kịp thời, đúng đắn tại những thời điểm quyết định để thực hiện hiệu quả chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” Tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ “đa mục tiêu” vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội.
3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Kế hoạch năm 2022
- Kết quả hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm hầu hết đều đạt chỉ tiêu theo kế hoạch. Riêng 01 chỉ tiêu phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue không đảm bảo “Tỷ lệ mắc 169/100.000 dân, so với chỉ tiêu kế hoạch < 150/100.000 dân”.
- Đánh giá chi tiết:
Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2022 |
Kết quả năm 2022 |
So với kế hoạch |
|
- Tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn tỉnh. |
|
1. COVID-19 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng. |
- Từ đầu năm đến ngày 31/12/2022, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 29.686 trường hợp mắc COVID-19; không ghi nhận trường hợp tử vong. - Các ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời. |
Đạt |
|
- Năm 2022, chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã được triển khai thành công. |
|
2. Bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9). Không để dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh. |
Không ghi nhận trường hợp mắc |
Đạt |
3. Bệnh sốt xuất huyết: |
|
|
- Không để dịch bệnh lớn xảy ra. |
- Không có dịch lớn |
Đạt |
- Tỷ lệ mắc: < 150/100.000 dân. |
- 169/100.000 dân |
Không đạt |
- Tỷ lệ chết/ mắc: < 0,09%. |
- Không ghi nhận trường hợp tử vong |
Đạt |
4. Bệnh sốt rét: |
|
|
- Không để dịch bệnh lớn xảy ra. |
- Không xảy ra dịch. |
Đạt |
- Tỷ lệ mắc: < 3,6/100.000 dân. |
- 0,80/100.000 dân |
Đạt |
- Tỷ lệ tử vong: ≤ 0,02/100.000 dân. |
- Không ghi nhận trường hợp tử vong |
Đạt |
5. Bệnh dại: Khống chế ≤ 01 trường hợp tử vong |
Không ghi nhận trường hợp tử vong |
Đạt |
6. Bệnh tay chân miệng |
|
|
- Tỷ lệ mắc: < 100/100.000 dân. |
- 11,6/100.000 dân |
Đạt |
- Tỷ lệ chết/mắc: < 0,05%. |
- Không ghi nhận trường hợp tử vong |
Đạt |
7. Bệnh tả, lỵ trực trùng: |
|
|
100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng. |
Ổ dịch lỵ trực trùng được xử lý triệt để, không lây lan ra cộng đồng. |
Đạt |
8. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng: |
|
|
- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. |
- Tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. |
Đạt |
- Tỷ lệ tiêm vắc xin đầy đủ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô xã, phường. |
- Tỷ lệ tiêm vắc xin đầy đủ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 96,5% và đạt ≥ 95% quy mô xã, phường. |
Đạt |
- Bệnh sỏi, rubella: |
|
|
+ Tỷ lệ mắc: < 40/100.000 dân. |
- Không ghi nhận trường hợp mắc |
Đạt |
+ Tỷ lệ tử vong: < 0,1%. |
- Không ghi nhận trường hợp tử vong |
Đạt |
- Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật bản B và các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng khác: giảm 5% so với trung bình giai đoạn 5 năm 2011 - 2015. |
Bệnh ho gà, bạch hầu và viêm não Nhật bản B không ghi nhận ca mắc; các bệnh truyền khác đều giảm dưới 5%. |
Đạt |
9. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc, xảy ra dịch bệnh. |
Không có dịch bệnh lớn xảy ra |
Đạt |
10. Các chỉ tiêu chuyên môn khác: - 100% cấp huyện, cấp xã và thôn/làng/tổ dân phố tổ chức thực hiện Chiến dịch vệ sinh môi trường- diệt lăng quăng/bọ gậy (VSMT- diệt LQ/BG) phòng chống dịch bệnh. |
100% |
Đạt |
- Trên 80% số người dân trong vùng dịch hiểu được mức nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm gây thành dịch bệnh tại địa bàn của tỉnh và biết cách phòng chống dịch bệnh. |
85% |
Đạt |
- Trên 50% số người dân có thói quen rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch bệnh và có xà phòng tại nơi |
60% |
Đạt |
IV. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC VÀ NGUYÊN NHÂN
- Dịch bệnh diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các biến chủng mới, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi, xuất hiện, miễn dịch giảm theo thời gian, xu hướng dịch bệnh khó dự báo.
- Hệ thống văn bản pháp luật về mua sắm, đấu thầu vẫn đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung; một số quy định hiện hành chưa bao quát hết các tình huống trong phòng, chống dịch.
- Y tế dự phòng, y tế cơ sở có thu nhập thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhân lực phòng, chống dịch, hồi sức cấp cứu các tuyến mỏng.
Ngoài lý do khách quan do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới, các vấn đề đã tồn tại nhung chưa được giải quyết triệt để của hệ thống và tác động của đại dịch COVID-19, còn một số nguyên nhân như sau:
- Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão; đô thị hóa, di dân và các thói quen cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh, xuất hiện, lây lan và bùng phát.
- Tình trạng chủ quan, lơ là, thiếu chủ động còn xảy ra tại một số nơi, một số thời điểm; sự vào cuộc của các cấp, các ngành chưa quyết liệt, đồng bộ, nhất quán.
- Việc hướng dẫn, thể chế hóa một số chủ trương, chính sách chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Hạn chế trong đầu tư, huy động nguồn lực xã hội dẫn đến hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa theo kịp sự phát triển của xã hội và nhu cầu của người dân.
V. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
Dịch bệnh được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới. Ngày 27/01/2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin số tử vong hàng tuần trên toàn cầu đã tăng trở lại từ tháng 12/2022. Hai tháng qua, thế giới có hơn 170.000 ca tử vong và ước tính số thực tế còn cao hơn nhiều. WHO đánh giá và nhận định dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với mức độ nguy cơ cao trong bối cảnh đáp ứng khác nhau giữa các quốc gia. Cùng với đó, các tác nhân gây bệnh, các chủng vi rút cúm xuất hiện, biến đổi liên tục làm giảm khả năng bảo vệ của vắc xin nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đại dịch. Trong nước, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tại tỉnh Kon Tum tình hình dịch bệnh cơ bản ổn định.
Tuy nhiên, với sự thuận lợi của các phương tiện đi lại, cộng với nhu cầu giao lưu, đi lại qua biên giới của người dân từ các quốc gia khác về/qua Việt Nam là điều kiện để dịch bệnh xâm nhập và lây lan, nên nguy cơ các dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn. Đó cũng là nguy cơ của tỉnh Kon Tum khi có Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và các đường mòn, lối mở dọc biên giới 02 nước Lào, Campuchia.
TT |
Tên bệnh |
Dự báo dịch bệnh 2023 |
Cơ sở ước tính, dự báo |
||||||
Trong nước |
Trên địa bàn tỉnh |
Tác nhân |
Đường lây |
Miễn dịch cộng đồng |
Vắc xin, biện pháp phòng bệnh đặc hiệu |
Yếu tố nguy cơ |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|||
1 |
Dịch COVID-19 |
- Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán; miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, virus SAR-CoV-2 liên tục biến đối với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị. - Có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. |
- Trong năm 2022, cả nước ghi nhận 9.793.974 ca mắc, 9.255.989 người khỏi bệnh và 10.792 ca tử vong. - Số mắc xếp thứ 13/230 nước trên thế giới; trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 nước trên thế giới (bình quân cứ 1 triệu người có 116.471 ca nhiễm). - Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 0,4%, xếp thứ 26/230 nước trên thế giới, 03/11 nước trong ASEAN. |
- Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 29.686 trường hợp mắc COVID-19 (không ghi nhận trường hợp nhập cảnh), không ghi nhận trường hợp tử vong. - Số mắc xếp thứ 04/04 tại khu vực Tây Nguyên. |
Vi rút SARS-CoV-2. |
Chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp. |
Đã có miễn dịch cộng đồng nhờ tỷ lệ bao phủ vắc xin cao. |
Có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu đã được sử dụng tại Việt Nam. |
- Việc giao lưu, đi lại sau giãn cách xã hội. - Mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng - Biến thể Omicron với tốc độ lây lan nhanh, đã ghi nhận tại nhiều tỉnh, thành phố và tiếp tục lây lan rộng. - Có tâm lý chủ quan, không thực hiện quy định về phòng, chống dịch 2K. - Ca tử vong tập trung chủ yếu ở người cao tuổi, người có bệnh nền chưa tiêm đủ vắc xin. |
2 |
Ebola |
Nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam. |
Chưa ghi nhận trường hợp mắc. |
Chưa ghi nhận trường hợp mắc. |
Vi rút Ebola. |
Qua tiếp xúc. |
Chưa có miễn dịch cộng đồng. |
Đã có vắc xin trên thế giới, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. |
Người nhập cảnh từ vùng có dịch. |
3 |
MERS- CoV |
Nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam. |
Chưa ghi nhận trường hợp mắc. |
Chưa ghi nhận trường hợp mắc. |
Vi rút MERS- CoV. |
Qua tiếp xúc, chủ yếu từ lạc đà sang người. |
Chưa có miễn dịch cộng đồng. |
Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu. |
Người nhập cảnh từ vùng có dịch. |
4 |
Cúm gia cầm độc lực cao gây bệnh cho người |
Trong mùa đông - xuân và mùa lễ hội, có nguy cơ xuất hiện cúm A(H7N9) xâm nhập; dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên các đàn gia cầm tại một số tỉnh, thành phố, nguy cơ lây bệnh cho người. |
Không ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), cúm A(H7N9) trên người. Tuy nhiên vẫn ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên các đàn gia cầm tại một số tỉnh, TP. |
Chưa ghi nhận trường hợp mắc |
Có nguy cơ biến chủng và tái tổ hợp. |
Từ gia cầm sang người |
Chưa có miễn dịch cúm A(H7N9) và cúm A(H5N6) trong cộng đồng do chưa có trường hợp mắc. |
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chưa có vắc xin sử dụng ở Việt Nam. |
- Chưa kiểm soát được dịch bệnh trên gia cầm. - Xảy ra dịch cúm trên gia cầm. - Thói quen sử dụng, tiếp xúc với gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh. - Giao lưu với vùng có dịch. |
5 |
Tả |
Có nguy cơ xâm nhập từ các quốc gia lưu hành dịch bệnh. |
Năm 2007-2011 liên tục ghi nhận trường hợp bệnh, từ năm 2012 đến nay không ghi nhận ca mắc. |
Chưa ghi nhận trường hợp mắc |
Có hai týp gây bệnh chủ yếu tại Việt Nam là Ogawa và Inaba. |
Đường tiêu hóa, thông qua thực phẩm và nguồn nước nhiễm bẩn |
Thời gian tồn tại miễn dịch ngắn. |
- Có vắc xin, hiệu lực bảo vệ thấp 70%, miễn dịch tồn tại ngắn 6 tháng. - Có kháng sinh đặc hiệu. |
- Quản lý nước sinh hoạt, phân chưa tốt. Không đảm bảo an toàn thực phẩm. - Tập quán ăn, uống mất vệ sinh của một số bộ phận dân cư. |
6 |
Tay chân miệng |
Lưu hành, gia tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm. Tỷ lệ tử vong duy trì ở mức thấp so với các nước trong khu vực. |
Từ năm 2005 - 2016 dịch bệnh xuất hiện rải rác và lưu hành rộng. Năm 2018-2022 ghi nhận sự gia tăng cục bộ tại một số tỉnh, TP. |
Ghi nhận 67 trường hợp mắc, tăng 02 trường hợp mắc so với năm 2022; không ghi nhận ca tử vong. |
Nhiều týp vi rút. Tỷ lệ người lành mang trùng 71% các ổ dịch, thời gian thải trùng dài tới 6 tuần. |
Đường tiêu hóa, thông qua thực phẩm và tiếp xúc với vật dụng nhiễm bẩn. |
Không có miễn dịch chéo. Tỷ lệ mắc cao ở trẻ dưới 5 tuổi. |
- Chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. - Chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. |
- Mầm bệnh lưu hành rộng rãi trong cộng đồng. - Thói quen rửa tay hợp vệ sinh thấp. Tỷ lệ người lớn, người chăm sóc trẻ mang trùng cao. |
7 |
Sốt xuất huyết Dengue |
Lưu hành cao, có tính chu kỳ, nguy cơ lưu hành cao ở các tình miền Nam, miền Trung, Tây nguyên, đồng bằng, trung du Bắc bộ. |
Trong giai đoạn 2001 - 2012 tỷ lệ mắc ở mức cao. Năm 2013, 2014 giảm xuống, gia tăng năm 2017 - 2019, năm 2021, 2022 |
Ghi nhận 976 trường hợp mắc, tăng 288 trường hợp mắc so với năm 2021; không ghi nhận ca tử vong. |
Có 4 tuýp gây bênh D1, D2, D3, D4. (chủ yếu vẫn là D1, D2). |
Do muỗi truyền |
Miễn dịch bền vững theo týp, không có miễn dịch chéo. |
Vắc xin chưa được sử dụng rộng rãi. Chưa có thuốc điều tộ đặc hiệu. |
- Tích trữ nước sinh hoạt. Mưa nhiều, nhiệt độ tăng. - Đô thị hóa mạnh tạo các ổ bọ gậy nguồn. - Di cư nhiều. - Vệ sinh môi trường cồn nhiều tồn tại. - Các hoạt động can thiệp, phòng chống chủ động bị gián đoạn trong thời gian có dịch COVID-19. - Chu kỳ của bệnh. |
8 |
Chikungunya |
Bệnh hiện ghi nhận rải rác tại khu vực phía Nam, nhiều khả năng trở thành bệnh lưu hành thời gian tới |
Đã ghi nhận tại 1 tỉnh Tây Nam bộ ở miền Nam |
Chưa ghi nhận các trường hợp mắc. |
Vi rút Chikungunya |
Do muỗi Aedes truyền |
Chưa có miễn dịch. |
Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu |
|
9 |
Zika |
Bệnh lưu hành tại Việt Nam, ghi nhận rải rác tại 1 số tỉnh, thành phố phía Nam. |
Đã ghi nhận tại khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. |
Chưa ghi nhận các trường hợp mắc. |
Có liên hệ mật thiết với chủng vi rút Zika châu Á. |
Do muỗi truyền Ades |
Chưa có miễn dịch. |
Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu. |
|
10 |
Sởi |
Bệnh lưu hành tại Việt Nam, vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các ổ dịch tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDT, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp |
Bệnh lưu hành rộng trên cả nước. Chu kỳ bùng phát dịch 4-5 năm, đợt gần nhất năm 2014 dịch bệnh bùng phát tại 62/63 tỉnh, thành phố. |
Chưa ghi nhận các trường hợp mắc, ngang bằng so với năm 2021. |
Một týp vi rút gây bệnh |
Đường hô hấp |
Miễn dịch bền vững |
Có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. |
Tỷ lệ tiêm chủng thấp tại tại các xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Giao lưu đi, lại gia tăng giữa các khu vực. |
11 |
Sốt rét |
Nguy cơ rải rác một số tỉnh miền Nam,Tây Nguyên, miền Trung, miền núi phía Bắc. Nguy cơ ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc có thể lan rộng. |
Trong giai đoạn 2015 - 2020 tỷ lệ mắc và tử vong liên tục giảm, khu trú ở miền Nam, Trung. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các tỉnh miền Trung- Tây nguyên |
Ghi nhận 0 trường hợp mắc, giảm 05 trường hợp so với năm 2021; không ghi nhận ca tử vong. |
Có 2 loài gây bệnh chủ yếu: vivax và falciparum. Tỷ lệ Ký sinh trùng kháng thuốc cao. Không có miễn dịch chéo. |
Do muỗi truyền |
Miễn dịch không bền vững. |
Chưa có vắc xin. |
- Di cư tự do. - Người dân các tỉnh miền núi đi làm rừng và nương rẫy nhiều. - Mưa nhiều, nhiệt độ tăng. - Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. |
12 |
Dại |
Nguy cơ xảy ra dịch rải rác tại một số tình trung du và miền núi phía Bắc, nguy cơ gia tăng số mắc và số tử vong. |
Tỷ lệ chết/mắc cao. Hàng năm có số tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm lưu hành. |
Chưa ghi nhận các trường hợp mắc, ngang bằng so với năm 2021. |
Một týp vi rút gây bệnh |
Chủ yếu lây qua da bị tổn thương như vết cắn, cào, xước và niêm mạc. |
Miễn dịch bền vững sau tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Tỷ lệ miễn dịch trong quần thể thấp. |
Có vắc xin phòng bệnh. Không có thuốc điều trị đặc hiệu. |
- Bệnh dại lưu hành trên đàn chó, mèo, chưa được kiểm soát. Tỷ lệ tiêm phòng dại ở đàn chó, mèo thấp. - Ý thức một số người dân chưa cao về điều trị dự phòng bệnh sau phơi nhiễm. |
13 |
Bệnh viêm gan vi rút |
Các bệnh viêm gan do vi rút có tỷ lệ lưu hành cao trong cộng đồng. |
Tỷ lệ mắc nhiễm vi rút viêm gan B cao, xuất hiện ổ dịch viêm gan vi rút A. |
Chưa ghi nhận các ổ dịch viêm gan vi rút A |
Týp A, B, C, D, E. |
Máu, tiêu hóa. |
Miễn dịch bền vững. |
Có vắc xin phòng viêm gan vi rút A, B. |
- Tỷ lệ lưu hành cao. - Tỷ lệ người tiêm vắc xin thấp. - Tỷ lệ tiêm trẻ sơ sinh thấp và gián đoạn tiêm. |
14 |
Bệnh than, leptospira , liên cầu lợn ở người; các bệnh do Hanta vi rút. |
Bệnh xảy ra rải rác và số mắc có thể tăng lên. |
Bệnh vẫn ghi nhận trên động vật tại các tỉnh có nguy cơ cao là khu vực miền núi, miền Tmng, miền Nam. |
Chưa ghi nhận các trường hợp mắc. |
|
Qua ăn uống hoặc tiếp xúc. |
Miễn dịch trong cộng đồng có tỷ lệ thấp hoặc không có miễn dịch. |
Chưa có vắc xin phòng bệnh. |
- Chăn nuôi chưa được quản lý tốt làm tăng nguy cơ lây nhiễm. - Tập quán chăn nuôi, giết mổ không hợp vệ sinh. - Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh. |
15 |
Các bệnh thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng |
Nguy cơ tản phát các trường hợp mắc bệnh như ho gà, bạch hầu... |
Ghi nhận trường hợp mắc bệnh ho gà, bạch hầu, sởi rải rác ở một số tỉnh. |
Chưa ghi nhận các trường hợp mắc. |
Các chủng gây bệnh đã được xác định cho từng bệnh. |
Đường lây truyền đã xác định rõ cho từng bệnh. |
Miễn dịch bền vững. Tỷ lệ miễn dịch cao trong quần thể. |
Có kế hoạch chủ động tiêm vắc xin nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. |
- Có nguy cơ xâm nhập từ các nước có tỷ lệ mắc cao. - Tỷ lệ tiêm vắc xin không được duy trì. Có thời gian ngừng tiêm cho trẻ sơ sinh. |
1 Có phụ lục gửi kèm theo
1 Năm 2022 ghi nhận các biến thể phụ của Omicron bao gồm BA.2.74, BA.2.75, BA.2.76, BA.2.12.1, XBB, XBB1.15, BQ.1...; mới nhất là (1) XBB hình thành từ sự tái tổ hợp của các biến thể phụ BA.2.10.1, BA.2.75 và đã xuất hiện tại 35 quốc gia và (2) BQ.13 là một biến thể phụ của BA.5 và đã xuất hiện tại 65 quốc gia.
2 Đến ngày 23/12/2022, thế giới ghi nhận 83.497 ca mắc đậu mùa khỉ tại 110 quốc gia trong đó cố 72 ca tử vong. Phần lớn các trường hợp mắc mới được ghi nhận tại Châu Mỹ (87,6%) và Châu Âu (6,6%). Tính đến ngày 24/11/2022, thế giới ghi nhận 572 ca mắc viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em (< =16 tuổi) tại 22 quốc gia châu Âu; đa số các trường hợp (75%) là trẻ từ 5 tuổi trở xuống, phần lớn chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19.
3 Tính đến cuối tháng 11 năm 2022, thế giới ghi nhận hơn 11,3 triệu ca mắc, hơn 3.000 ca tử vong.
4 Các biến thể phụ như: BA.1, BA.2, BA.4, BA.5, BA. 2.12.1, BA.2.74, BA.2.75, XBB.
5 Lũy tích đến 31/12/2022, bệnh lỵ trực trùng ghi nhận số mắc/tử vong 494/0 giảm 267 ca so với cùng kỳ năm 2021 (761/0); bệnh lỵ Amibe ghi nhận số mắc/tử vong 50/0 giảm 11 ca so với cùng kỳ năm 2021 (61/0); bệnh tiêu chảy ghi nhận số mắc/tử vong 12.632/0 giảm 1.403 ca so với cùng kỳ năm 2021 (13.620/0); bệnh thủy đậu ghi nhận số mắc/tử vong 150/0 giảm 153 ca so với cùng kỳ năm 2021 (303/0); bệnh quai bị ghi nhận số mắc/tử vong 38/0 giảm 26 ca so với cùng kỳ năm 2021 (64/0); bệnh sốt rét ghi nhận số mắc/tử vong 05/0 ngang bằng ca so với cùng kỳ năm 2021 (05/0).
6 Lũy tích đến 31/12/2022, bệnh SXHD ghi nhận số mắc/tử vong 976/0 tăng 288 ca so với cùng kỳ năm 2021 (688/0); bệnh viêm gan vi rút A ghi nhận số mắc/tử vong 6/0 tăng 06 ca so với cùng kỳ năm 2021 (0/0); bệnh cúm ghi nhận số mắc/tử vong 7.926/0 tăng 2.542 ca so với cùng kỳ năm 2021 (5.384/0);bệnh tay chân miệng ghi nhận số mắc/tử vong 67/0 tăng 02 ca so với cùng kỳ năm 2021 (65/0); bệnh COVID-19 ghi nhận số mắc/tử vong 29.686/0 tăng 28.653 ca so với cùng kỳ năm 2021 (1.033/0).
7 Kế hoạch số 982/KH-UBND ngày 08/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022.
8 Công văn số 910/UBND-KGVX ngày 10/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết Dengue; Công văn số 2457/UBND-KGVX ngày 29/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết và dịch bệnh truyền nhiễm khác; Công văn số 3331/UBND-KGVX ngày 06/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue; Công văn số 3870/UBND-NNTN ngày 15/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc triển khai các biện pháp phòng chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.
9 Công văn số 2550/UBND-KGVX ngày 08/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.
10 Công điện số 01/CĐ-CTUBND ngày 27/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
11 Kế hoạch số 4371/KH-BDVTU-BTGTU-SYT ngày 24/10/2022 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Sở Y tế về Phối hợp liên ngành kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh SXHD trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022.
12 Kết quả đến 31/12/2022: số liều vắc xin đã tiêm: 1.427.897 liều/1.483.612 liều được Bộ Y tế, đơn vị khác cấp, đạt tỷ lệ 96,24%; đang triển khai tiêm 27.015 liều. Kết quả tiêm nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 99,73%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 98,76%; tỷ lệ tiêm liều bổ sung đạt 96,65%; tỷ lệ tiêm liều nhắc lại lần 1 đạt 91,98%; tỷ lệ tiêm liều nhắc lại lần 2 đạt 100%. Kết quả tiêm nhóm đối tượng từ 12 đến 17 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 100%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 97,52%; tỷ lệ tiêm liều nhắc lại đạt 94,02%. Kết quả tiêm nhóm đối tượng từ 5 đến dưới 12 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 100%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 97,76%. Tổng số mũi tiêm đã nhập liệu: 1.410.941/1.412.177, đạt tỷ lệ 99,9% (xếp hạng 08/63 toàn quốc).