Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật do tỉnh Thái Nguyên ban hành

Số hiệu 95/KH-UBND
Ngày ban hành 29/06/2022
Ngày có hiệu lực 29/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Đặng Xuân Trường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 29 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 12-CT/TU NGÀY 12/4/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT

Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 12/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật (sau đây viết tắt là Chỉ thị s12-CT/TU); sau khi xem xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 698/TTr-STP ngày 25/5/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

a) Quán triệt, triển khai Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là QPPL) và tổ chức thi hành pháp luật, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa đối với công tác này trong thời gian tới theo đúng yêu cầu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra.

b) Tổ chức triển khai, thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương và các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo các kế hoạch, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

2. Yêu cầu

a) Tập trung chỉ đạo, cụ thể hóa toàn diện các nội dung Chỉ thị số 12-CT/TU; xác định đây là một trong nhng nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Phân công nhiệm vụ cụ thể, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương để bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

b) Quá trình tổ chức triển khai thực hiện phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương; chú trọng công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện, đảm bảo thực hiện có chất lượng, hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn.

II. NỘI DUNG

1. Công tác quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU

a) Nội dung: các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức quán triệt Chỉ thị số 12-CT/TU và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của UBND tỉnh tại cơ quan, đơn vị, địa phương bằng các hình thức phù hợp. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của công chức, viên chức, đảng viên và Nhân dân đối với công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL và tổ chức thi hành pháp luật.

b) Thời gian thực hiện: hoàn thành việc tổ chức quán triệt Chỉ thị số 12-CT/TU trong tháng 7 năm 2022.

c) Sản phẩm: báo cáo việc tổ chức quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU gửi về Sở Tư pháp trước ngày 30/7/2022 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (UBND cấp huyện tổng hợp kết quả của UBND cấp xã).

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL và tổ chức thi hành pháp luật

a) Nội dung: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng văn bản QPPL của đơn vị, địa phương, cũng như việc tổ chức nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản QPPL theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy trong xây dựng văn bản QPPL và tổ chức thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức trong công tác xây dựng văn bản QPPL. Chịu trách nhiệm về việc chậm tham mưu ban hành văn bản QPPL (nhất là văn bản quy định chi tiết đtriển khai thi hành văn bản pháp luật của Trung ương khi được giao); không thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản QPPL; chất lượng hồ sơ dự thảo văn bản QPPL không đảm bảo; không kịp thời rà soát, xử lý văn bản QPPL.

b) Thời gian thực hiện: thường xuyên, liên tục.

c) Sản phẩm: văn bản chỉ đạo và phân công nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương.

3. Định hướng công tác xây dựng văn bản QPPL của ngành, lĩnh vực

a) Nội dung: Thủ trưởng các sở, ban, ngành chủ động đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật tại địa phương, kịp thời tham mưu, đề xuất định hướng lĩnh vực cần ưu tiên trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL. Trọng tâm là các chính sách thu hút đầu tư, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với huy động nguồn lực hiệu quả, nâng cao năng lực thực thi chính sách, đồng thời giải quyết kịp thời các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách... nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, khả thi, ổn định, minh bạch, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

UBND cấp huyện căn cứ nội dung trên chỉ đạo triển khai phù hợp ở cấp mình và cấp xã.

b) Thời gian thực hiện: thường xuyên, liên tục.

c) Sản phẩm: nội dung tham mưu, đề xuất xây dựng văn bản QPPL của ngành, lĩnh vực và địa phương.

4. Thực hiện các giải pháp nâng cao nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản QPPL, cải thiện Chỉ số cải thiện các quy định của pháp luật

a) Nội dung:

- Chấp hành nghiêm trình tự, thủ tục xây dựng văn bản QPPL, đảm bảo thực hiện đủ quy trình theo quy định. Chú trọng công tác đánh giá tác động của chính sách (trong quy trình ban hành văn bản) và công tác truyền thông về chính sách (đối với các chính sách có tác động lớn đến xã hội), nhất là các chính sách đặc thù, chính sách là biện pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL; đảm bảo lồng ghép phù hợp vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật.

- Nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản QPPL. Khi lập đề nghị xây dựng văn bản phải có đánh giá, tổng kết tình hình thực tiễn đối với nội dung văn bản điều chỉnh, đặt lợi ích chung của Nhà nước và đối tượng chịu sự tác động của văn bản lên trên hết, đảm bảo không để chi phối bởi lợi ích cục bộ, lợi ích ngành, lợi ích nhóm; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xây dựng văn bản QPPL. Phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc nghiên cứu, tham mưu, soạn thảo trình văn bản QPPL; giảm tối đa các sai sót về nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo; bảo đảm tính thống nhất, phù hợp, khả thi khi triển khai thi hành.

[...]