Kế hoạch 941/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình phòng, chống ma tuý trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 941/KH-UBND
Ngày ban hành 22/04/2024
Ngày có hiệu lực 22/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Trương Hải Long
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 941/KH-UBND

Gia Lai, ngày 22 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRONG THANH, THIẾU NIÊN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Thực hiện Quyết định 140/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống ma túy (PCMT) trong thanh, thiếu niên đến năm 2030, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Gia Lai ban hành kế hoạch triển khai như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu, yêu cầu chung

Phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy trong thanh, thiếu niên; hằng năm, giảm số lượng thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, vi phạm pháp luật về ma túy, góp phần xây dựng thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam phát triển toàn diện; có lý tưởng cách mạng, có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật, có sức khỏe và lối sống lành mạnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của thanh, thiếu niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Kiềm chế tỷ lệ gia tăng, tiến tới giảm số lượng thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy so với năm trước. Bảo đảm quản lý chặt chẽ số thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, sau cai nghiện ma túy theo quy định. Đến năm 2025, trên 80% và năm 2030 trên 90% thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tư vấn, khám sàng lọc, đánh giá, được giáo dục thay đổi hành vi, điều trị, cai nghiện ma túy thích hợp và thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy, thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy được hỗ trợ dạy nghề, việc làm và các hoạt động hỗ trợ hòa nhập cộng đồng theo quy định pháp luật.

b) Hằng năm, giảm số vụ thanh, thiếu niên phạm tội về ma túy so với năm trước; các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên được đấu tranh, triệt xóa kịp thời và không để tái hình thành; trên 90% số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện liên quan đến thanh, thiếu niên được giải quyết, xét xử theo quy định.

c) Hằng năm, mỗi tổ chức Đoàn phát động ít nhất 01 lần các hoạt động hưởng ứng, tham gia các hoạt động PCMT. Riêng tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về ma túy, yêu cầu Đoàn cấp xã xây dựng mô hình phòng, chống ma túy; trong đó, mỗi năm giúp đỡ, hỗ trợ ít nhất 01 thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy hoặc thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy tái hòa nhập cộng đồng, có việc làm ổn định.

d) Hằng năm, ít nhất 70% các trường học từ bậc trung học cơ sở trở lên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về PCMT cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, học viên. Đến năm 2025, trên 80% và năm 2030, 100% cán bộ, giáo viên được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng PCMT để có đủ năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy cho học sinh, học viên.

II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ chức năng, nhiệm vụ quán triệt, lãnh đạo chỉ đạo công tác PCMT trong thanh, thiếu niên gắn với thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương[1]; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác phòng chống tội phạm ma túy; quán triệt cán bộ, công chức viên chức thực hiện nghiêm Luật phòng, chống ma túy, gương mẫu, đi đầu trong công tác PCMT.

2. Công an tỉnh

- Chủ động nắm, phân tích, đánh giá, nhận diện và dự báo chính xác tình hình để triển khai các phương án, biện pháp đấu tranh, triệt xóa các điểm, tụ điểm tổ chức sử dụng, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên. Đồng thời, trên cơ sở tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy nổi lên, Công an tỉnh chủ động triển khai các kế hoạch chuyên đề đấu tranh tội phạm và tệ nạn ma túy, như: PCMT liên quan không gian mạng; PCMT trong thanh, thiếu niên, học sinh, học viên; phòng, chống tệ nạn ma túy liên quan đến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ nhạy cảm về ANTT...

- Tăng cường công tác quản lý địa bàn, đối tượng, quản lý cư trú, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT... tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện và dịch vụ nhạy cảm về an ninh trật tự để phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy, nhất là các hành vi mua bán, tổ chức sử dụng, lôi kéo thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên sử dụng trái phép chất ma túy.

- Định kỳ phối hợp rà soát, thống kê, lập danh sách người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, người sau cai nghiện, chú ý các trường hợp trong lứa tuổi thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, sau cai nghiện để có biện pháp quản lý chặt chẽ tại địa bàn cơ sở, nhất là công tác quản lý cư trú, kết hợp với tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật, đẩy mạnh sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý.

- Tổ chức kiểm tra, sàng lọc, phát hiện việc sử dụng ma túy đối với thanh, thiếu niên có nguy cơ cao trong cộng đồng thông qua công tác quản lý, theo dõi, giám sát hoặc kết hợp với triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề nồng độ cồn, ma túy.

- Phối hợp ngành chức năng, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về PCMT trong thanh, thiếu niên sát hợp với tình hình địa phương. Triển khai các quy trình tố tụng hình sự thân thiện trong điều tra, xử lý các vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi, nhất là liên quan đến các hành vi tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo người dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy, chứa chấp người dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy.

- Phối hợp các Sở, ngành, đoàn thể địa phương tăng cường tuyên truyền PCMT trong thanh, thiếu niên với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với lứa tuổi; kết hợp tuyên truyền trực tiếp với tuyên truyền trên không gian mạng, ứng dụng khoa học công nghệ, Internet, mạng xã hội tuyên truyền hậu quả, tác hại của ma túy, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với bản thân mình.

- Trên cơ sở Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/01/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật PCMT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp tình hình thực tế địa phương.

- Phối hợp Tỉnh đoàn và các Sở, ngành, đoàn thể, địa phương liên quan tổng hợp, đề xuất khen thưởng trong công tác triển khai thực hiện Kế hoạch này.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Triển khai bộ tài liệu tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy thống nhất cho học sinh các cấp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, học viên về hậu quả, tác hại của ma túy, đặc biệt là các loại ma túy tổng hợp, các chất gây nghiện, chất hướng thần “ma túy núp bóng” các loại thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới, dưới các dạng như tem giấy, bùa lưỡi, cỏ Mỹ...; cách thức nhận biết và kỹ năng phòng tránh.

Lồng ghép nội dung giáo dục PCMT vào chương trình giáo dục, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa. Mở rộng các hình thức tuyên truyền, giáo dục PCMT thông qua tổ chức các hoạt động thực tế cho học sinh, học viên như tham gia các phiên tòa điểm, phiên tòa giả định, tham quan Cơ sở cai nghiện ma túy, Trại Tạm giam Công an tỉnh...

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật về ma túy.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng về PCMT cho cán bộ quản lý, giáo viên để nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục PCMT cho học sinh, học viên.

- Tăng cường công tác quản lý học sinh, học viên; chủ động rà soát phát hiện học sinh, học viên liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy để kịp thời phối hợp với các cơ quan liên quan có giải pháp giáo dục, quản lý và xử lý theo quy định. Xây dựng mô hình “Trường học không ma túy” bảo đảm môi trường giáo dục, học tập an toàn, văn minh trong các cơ sở giáo dục, khu nhà nội trú của học sinh và khu vực xung quanh các cơ sở giáo dục để phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy xâm nhập vào học sinh, học viên.

[...]