Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình Sữa học đường năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 94/KH-UBND
Ngày ban hành 17/04/2021
Ngày có hiệu lực 17/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 17 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2021 - 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030; Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020; Văn bản số 40/BYT-BMTE ngày 05/01/2021 của Bộ Y tế về việc tiếp tục triển khai Chương trình Sữa học đường, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình Sữa học đường năm học 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung tại Quyết định số 1340/QĐ- TTg, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mầm non và học sinh tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Phát huy tối đa trách nhiệm của các sở, ngành, UBND các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Huy động mọi nguồn lực xã hội để triển khai Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Tổ chức triển khai Chương trình Sữa học đường tại tất cả các huyện, thành phố theo nguyên tắc đề cao tính đồng thuận của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự chung tay của các doanh nghiệp và sự tự nguyện tham gia của phụ huynh học sinh đối với Chương trình sữa học đường.

Xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường, chủ động và phối hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung của Kế hoạch bảo đảm đúng tiến độ, hiệu quả, chất lượng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mầm non và học sinh tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em tỉnh Lạng Sơn, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ, đặc biệt là bữa ăn học đường và việc bổ sung thêm sữa mỗi ngày là cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2022

- 90% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% cha, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn của những trẻ thuộc diện tham gia Chương trình được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng, cách chăm sóc sức khỏe trẻ em tại gia đình; có kiến thức về sữa học đường.

- 100% trẻ mầm non và học sinh tiểu học thuộc các huyện nghèo, vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường.

- 70% số trẻ mầm non và học sinh tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường.

- 100% giáo viên, nhân viên y tế trường học tham gia Chương trình Sữa học đường được tập huấn về: kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong trường học, quản lý, tổ chức uống sữa, cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm, không để xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm trong trường học.

- 100% các trường mầm non và tiểu học tại các địa bàn được triển khai thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường; có cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trung bình 0,6%/năm; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trung bình 0,7%/năm tại các trường triển khai Chương trình Sữa học đường.

III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

1. Đối tượng thụ hưởng

Trẻ mầm non và học sinh tiểu học đang học tại các trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh được phụ huynh tự nguyện tham gia Chương trình Sữa học đường.

2. Thời gian thụ hưởng và định mức sử dụng

- Trẻ được uống sữa trong 09 tháng của năm học (tổng cộng 36 tuần, trừ 03 tháng hè).

- Mỗi trẻ mầm non được uống 05 lần/tuần, mỗi lần uống 110ml/hộp.

[...]