Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2019 thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 94/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2019
Ngày có hiệu lực 30/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Đỗ Thanh Bình
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 30 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa,

UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh Kiên Giang:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Tạo điều kiện hỗ trợ đào tạo kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng tay nghề ở trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

Qua đào tạo góp phần giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh, mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; nâng cao chất lượng hàng hóa, ổn định và tăng khả năng cạnh tranh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Hình thành ý thức, kỹ năng và tác phong làm việc của lao động theo hướng công nghiệp, chuyên sâu, góp phần nâng cao năng suất, ổn định vị trí việc làm và tăng thu nhập sau đào tạo của lao động.

2. Yêu cầu:

Tổ chức tuyên truyền, thống kê tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn để hướng dẫn các doanh nghiệp tích cực tham gia đào tạo nghề cho lao động đang làm việc.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chương trình, giáo trình, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành, nghề chưa đăng ký mà doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo cho lao động. Tích cực phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức các lớp đào tạo, đáp ứng yêu cầu khi doanh nghiệp đặt hàng. Bằng giải pháp về thời gian đào tạo thích hợp để tránh làm xáo trộn quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp.

II. NỘI DUNG

1. Đối tượng và chính sách hỗ trợ học nghề:

- Lao động đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục.

- Tuổi đời không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.

- Lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi được cử tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng thì được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ đào tạo ngh đi với người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đt kinh doanh và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động ở các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các doanh nghiệp do nữ làm chủ.

- Được doanh nghiệp chi trả tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động và các chi phí khác (nếu có) theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Lao động. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động khi cử tham gia các khóa đào tạo nghề.

2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

a) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

b) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ nêu trên.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ nêu trên.

c) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ nêu trên.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ nêu trên.

3. Ngành nghề đưc hỗ trđào tạo:

Ngành nghề được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng do doanh nghiệp lựa chọn, xác định trên cơ sở ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và có trong định mức, danh mục nghề do UBND tỉnh phê duyệt ban hành hàng năm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

[...]