Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 92/KH-UBND
Ngày ban hành 14/11/2012
Ngày có hiệu lực 14/11/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Ngô Hòa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 11 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MA TÚY GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

Thực hiện Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015”, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung trọng tâm sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và gia đình về tác hại và hậu quả của tệ nạn ma túy, để từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia phòng, chống ma túy; đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống ma túy để huy động các nguồn lực cho công tác này.

- Kiềm chế sự gia tăng về tội phạm ma túy; giảm địa bàn có người nghiện và số người nghiện ma túy; chủ động phòng ngừa từ xa nhằm ngăn chặn ma túy xâm nhập qua biên giới vào địa bàn.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm về ma túy.

- Thực hiện có hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, giảm tác hại của ma túy đến sức khỏe, gia đình, xã hội và an ninh trật tự.

2. Mục tiêu cthể đến năm 2015

- Hàng năm phấn đấu giảm trên 5% người nghiện ma túy hiện có; giảm 19 địa bàn xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) có tệ nạn ma túy (trong tổng số 57 địa bàn) để nâng tổng số xã không có tệ nạn ma túy của toàn tỉnh lên 75%.

- Triệt xóa các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy vào địa bàn; phấn đấu phát hiện số vụ mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép ma túy năm sau cao hơn năm trước; kiên quyết không để ma túy xâm nhập qua tuyến biên giới tiếp giáp với 2 tỉnh của nước bạn Lào.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là ở địa bàn miền núi không trồng cây thuốc phiện, cần sa trái phép; quản lý chặt chẽ tiền chất, không để tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy.

- 100% người nghiện có hồ sơ quản lý được cai nghiện ma túy, trong đó ít nhất 50% được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, số còn lại được cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội; 100% người đã cai nghiện đều được quản lý sau cai và học nghề khi có nhu cầu nhằm chống tái nghiện.

II. GIẢI PHÁP

1. Xã hội hóa công tác phòng, chng ma túy

- Cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 25- CT/TU ngày 16/6/2008 của Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới theo tinh thần Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị và Luật phòng, chống ma túy; Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc trong tình hình mới.

- Thực hiện có chiều sâu Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” (giai đoạn 2012 - 2017); Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về phối hợp hành động phòng chống ma túy trong thanh, thiếu niên (giai đoạn 2010- 2015)...

- Xác định phòng, chống ma túy là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa bàn. Tập trung sự chỉ đạo, huy động nguồn lực, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống ma túy. Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và tinh thần gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng cơ quan, ban, ngành, đoàn thể để gia tăng tệ nạn ma túy trên địa bàn quản lý.

- Đa dạng hóa các hình thức cai nghiện, phục hồi, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy, chú trọng hình thức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; khuyến khích động viên các tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm cai nghiện tư nhân để huy động mọi nguồn lực tham gia công tác cai nghiện; phục hồi và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy.

- Vận động các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước tài trợ cho các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy.

2. Nâng cao năng lực về phòng, chống ma túy

Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống ma túy; lực lượng chuyên trách làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan. Hoàn thiện hệ thống cơ quan chuyên trách giúp Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy; công tác cai nghiện ma túy.

3. Huy động nguồn lực

Ngoài nguồn vốn Trung ương và tỉnh cấp trong quá trình triển khai cần huy động thêm nguồn lực khác để hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

4. Tổ chức

- Thường xuyên kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội viết tắt PCTP và TNXH) từ tỉnh đến cơ sở, bổ sung những đồng chí mới được bổ nhiệm, luân chuyển đến nhận công tác tại địa bàn để điều hành, chỉ đạo và quản lý hoạt động phòng chống ma túy một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở.

- Giao trách nhiệm cụ thể về phòng, chống ma túy cho các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để chỉ đạo, tổ chức, thực hiện.

[...]