Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 87/KH-UBND về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021

Số hiệu 87/KH-UBND
Ngày ban hành 02/03/2021
Ngày có hiệu lực 02/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Giàng Thị Dung
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 87/KH-UBND

Lào Cai, ngày 02 tháng 03 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2021

Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Chương trình hành động số 218-CTr/TU ngày 10/8/2018 của Tỉnh ủy Lào Cai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Kế hoạch số 340/KH-UBND ngày 29/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương trong công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của chính sách bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, giảm tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia.

2. Yêu cầu

- Triển khai có hiệu quả các kế hoạch và chương trình của trung ương và địa phương về bảo hiểm xã hội, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

II. MỤC TIÊU

Phấn đấu đến hết năm 2021, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 90.332 người, chiếm 20% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 9.400 người, chiếm 2% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 76.777 người, chiếm 17% lực lượng lao động trong độ tuổi. (Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội

- Đổi mới công tác tuyên truyền về hình thức và nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo các đối tượng được tiếp cận đầy đủ thông tin, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của chính sách bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chủ động tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên các cấp.

2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về bảo hiểm xã hội; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương về bảo hiểm xã hội.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế...) với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc chia sẻ dữ liệu về quản lý doanh nghiệp, tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để khai thác mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; kiến thức, kỹ năng cho hệ thống đại lý thu bảo hiểm xã hội.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại các đơn vị sử dụng lao động, xử lý nghiêm các đơn vị có hành vi vi phạm nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.

3. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện quy trình, thủ tục tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội

- Tăng cường việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thông qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính công ích tại trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và bộ phận một cửa cấp huyện.

- Nâng cao năng lực, nghiệp vụ, ý thức, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, hướng đến sự hài lòng của cá nhân, tổ chức.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]