Kế hoạch 8665/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kế hoạch 127-KH/TU do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 8665/KH-UBND
Ngày ban hành 10/10/2024
Ngày có hiệu lực 10/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Ngọc Phúc
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8665/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 10 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 127-KH/TU NGÀY 15/7/2024 CỦA TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG

Thực hiện Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 15/7/2024 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc thực hiện Kết luận số 76-KL/TW, ngày 24/4/2024 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 15/7/2024 của Tỉnh ủy Lâm Đồng.

- Nâng cao nhận thức và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các địa phương trong việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, một số định hướng cho giai đoạn mới và Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch bảo đảm đồng bộ, phù hợp với Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, một số định hướng cho giai đoạn mới và Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.

- Định hướng phát triển hệ thống phân phối, dự trữ xăng dầu, khí đốt trên địa bàn tỉnh đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, phù hợp điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, không làm gián đoạn trong việc cung ứng, nhất là vùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, vùng sâu vùng xa.

- UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; các sở, ban, ngành rà soát định hướng quy hoạch quỹ đất phát triển hệ thống phân phối, dự trữ xăng dầu, khí đốt phù hợp tình hình thực tiễn và hiệu quả.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác phổ biến, tuyên truyền

Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh và các tổ chức liên quan về việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới và Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.

2. Thực hiện hiệu quả các chính sách, quy hoạch

- Phối hợp rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu, khí đốt; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia/tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế, điều kiện bảo đảm môi trường, đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các công trình xăng dầu, khí đốt (nếu có).

- Cụ thể hóa các chính sách phát triển hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia, hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu phù hợp với địa phương; chính sách phát triển hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia, hạ tầng dự trữ khí đốt phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn.

3. Xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quy mô cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh phù hợp, thống nhất với Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, một số định hướng cho giai đoạn mới và Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia. Trong đó chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

4. Ưu tiên định hướng bố trí quỹ đất, rà soát kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2021 -2025 tỉnh Lâm Đồng, các kế hoạch sử dụng đất giai đoạn đến theo định hướng quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm tạo quỹ đất cho thu hút đầu tư, các phương án đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ chiến lược quốc gia (nếu có); các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt ở địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

5. Phát triển hợp lý hệ thống xăng dầu, hệ thống trạm dừng chân kết hợp phân phối xăng dầu, phân phối pin dự trữ, trạm sạc xe điện kết hợp với các dịch vụ tiện ích trên hệ thống giao thông đường bộ quốc gia, đường tỉnh, nhất là các tuyến cao tốc.

6. Nhiệm vụ về phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy

Triển khai mạnh mẽ và đồng bộ giải pháp chuyển đổi số, triển khai các hệ thống giám sát tiên tiến, hiện đại đối với công tác quản lý, khai thác hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt nhằm tận dụng các tiến bộ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tăng cường hiệu quả quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường, phòng cháy, chữa cháy.

7. Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực thiết kế, xây dựng, vận hành hệ thống dự trữ và cung ứng xăng dầu, khí đốt (hệ thống kho, hệ thống vận tải...) bảo đảm hiệu quả, an toàn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương phổ biến, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh và các tổ chức liên quan về việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quy mô cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh.

[...]