Kế hoạch 85/KH-UBND triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang năm 2016

Số hiệu 85/KH-UBND
Ngày ban hành 07/04/2016
Ngày có hiệu lực 07/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 85/KH-UBND

Giang, ngày 07 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TỈNH HÀ GIANG NĂM 2016

A- THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2015

I. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

1. Tình hình dịch HIV

1.1. Mức độ lây nhiễm HIV (tính đến 31/12/2015)

- Từ sau ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1998 đến nay lũy tích toàn tnh có 1.544 ca nhiễm HIV, chuyển AIDS 885, tử vong do AIDS 398 và số nhiễm HIV còn sống 1.146 người, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong cộng đồng chiếm 0,14%;

- 11/11 huyện và 107 xã có người nhiễm HIV (năm 2015 tăng thêm 2 xã), địa bàn huyện có người nhiễm cao nhất là thành phố Hà Giang (36,1%); Bc Quang (25,52%); Vị Xuyên (13,5%); Quang bình (5,9%); Các huyện khác (19,3%).

1.2. Xu hướng và nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng

Dịch HIV/AIDS vẫn đang trong giai đoạn tập trung trong nhóm nguy cơ (NCMT, GBD), nhưng đã có xu hướng lan ra cộng đồng, trong năm 2014 - 2015 phát hiện nhiều ca nhiễm mới là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh, chủ yếu là người trẻ (15-29 tuổi) chiếm 85,2% và cả phụ nữ mang thai, thanh niên khám tuyển quân sự; phân bố nhiễm theo giới (nam 64,8%, nữ 35,2%), tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV mới ở nữ từ 42,7% năm 2014 lên 48,3% năm 2015.

2. Các yếu tố liên quan

2.1. Tình hình nghiện chích ma túy

Tệ nạn nghiện chích ma túy diễn biến phức tạp, khó lường, số người nghiện chích quản lý được 669 người (Số liệu Công an, Sở LĐ, TB&XH cung cấp), nhưng trên thực tế số lượng tiếp cận đồng đẳng còn cao hơn rất nhiều. 89/195 xã trên 11 huyện/thành phố có người nghiện chích. Hiện có 172 người nghiện tham gia điều trị Methadone tại các huyện vùng thấp (chiếm 25,7%), số còn lại hơn 80% vẫn tiếp tục sử dụng ma túy, ma túy sử dụng chủ yếu là Heroin bằng đường tiêm chích, nhóm đối tượng này thường là thanh niên (15-20 tuổi) thiếu hiểu biết, vẫn còn tình trạng chích chung BKT và quan hệ tình dục không an toàn với GBD, hoạt động lén lút, hay thay đổi địa điểm, khó tiếp cận kiểm soát, đây là nguy cơ làm lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

2.2. Tình hình hoạt động Mại dâm

Hoạt động mại dâm lén lút, trá hình bằng nhiều hình thức như gái gọi, núp dưới vỏ bọc tiếp viên nhà hàng, khách sạn, quán cà phê,…theo số liệu tiếp cận của Đồng đẳng viên hiện có khoảng > 800 người hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh. Nhóm này thường hay thay đổi địa bàn, việc tiếp cận và quản lý gặp nhiều khó khăn. Xu thế hiện nay, nam nữ thanh niên thường hay có quan hệ tình dục khá sớm và không an toàn, có quan hệ cả với gái mại dâm đây là nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục ra cộng đồng.

2.3. Nhóm dân di biến động

Hà Giang hiện đang xây dựng nhiều công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, khai khoáng. Du lịch, thương mại, dịch vụ và các nghtự do khác có chiều hướng phát trin, đã thu hút nhiều lao động từ tỉnh khác đến làm ăn. Nhóm này rất khó quản lý, tiếp cận đây cũng là một trong những nguy cơ cao trong lây nhiễm HIV/AIDS.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2015

1. Kết quả

- Công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2015 đã nhận đưc sự quan tâm lãnh chỉ đạo của tỉnh, của các ngành thành viên ban chỉ đạo tỉnh, được sự đồng thuận và tham gia của các Ban, ngành, đoàn thể các cấp, sự nỗ lực của cán bộ ngành y tế và mạng lưới cộng tác viên, đồng đẳng viên. Được sự hỗ trợ từ dự án ADB và DA Quỹ toàn cầu. Về cơ bản đã thc hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần khống chế tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng của tỉnh là 0,19%(chỉ tiêu KH<0,3%). Số BN HIV còn sng/ cộng đồng là 0,14%

- Công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS được đẩy mạnh, độ bao phủ đạt 100% huyện, thành phố, có sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp trên phương tiện đại chúng, trên báo, tạp chí, tờ rơi..., truyền thông trực tiếp 198.595 lượt người, > 60% người dân 15-49 được truyền thông.

- Công tác can thiệp giảm tác hại được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu bơm kim tiêm phát miễn phí cho nhóm nghiện chích ma túy đạt >90% (KH 90%) và nhu cầu bao cao su miễn phí cho nhóm bán dâm đạt >90% (KH 90%). Tchức trin khai điều trị Methdone tại thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên và đang điều trị 172 bệnh nhân( đạt 70,8% chỉ tiêu CP giao), tiếp tục triển khai 2 điểm điều trị Methadone tại huyện Bắc Mê và Mèo Vạc.

- 11/11 huyện, thành phố có cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyn, duy trì 01 cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV(+), số người được xét nghiệm 12.415/3.000 KH đạt 413%, phát hiện 38 ca nhiễm HIV mới, giảm so với năm 2014

- Công tác điều trị ARV được tăng cường, duy trì 13 điểm điều trị trên 11 huyện, thành phố, 84% cơ sở điều trị đặt tại khoa truyền nhiễm BVĐK tỉnh/huyện, 16% đặt tại Trung tâm. Hiện đang điều trị 539 BN (TE 23) bằng 46,5% tổng số nhiễm; 100% ca nhiễm HIV mới được đưa vào đăng ký và điều trị ARV.

- Hoạt động điều trị dự phòng lây truyền mẹ con được duy trì, 100% huyện, thành phố triển khai dự phòng lây truyền mẹ con tại BVĐK các huyện, thành phố. 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV được điều trị (năm 2015 điều trị cho 10 ca) và trẻ nhi được sinh từ mẹ nhiễm được làm xét nghiệm kết quả đều âm tính (XN PCR trẻ < 18 tháng 11 mẫu, XN kháng thể trẻ 18 tháng 36 mẫu).

- Công tác quản lý, sử dụng kinh phí phòng chống HIV đúng mục đích và đạt hiệu quả, thực hiện giải ngân đạt 100%. Số kinh phí được cp thực tế trong năm đạt 57,4% so với kế hoạch được phê duyệt (Đề án “Đảm bảo tài chính ”).

2. Tồn tại, hạn chế

- Một số chỉ tiêu chưa đt so với kế hoạch như điều trị ARV đạt 46,5%, điều trị nghiện ma túy bằng Methadone đạt 70,8%, thu gom BKT bẩn qua sử dụng đạt 67,1%;

[...]