Kế hoạch 841/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Số hiệu | 841/KH-UBND |
Ngày ban hành | 28/03/2016 |
Ngày có hiệu lực | 28/03/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Trần Thanh Liêm |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 841/KH-UBND |
Bình Dương, ngày 28 tháng 3 năm 2016 |
TRIỂN KHAI THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Đây là hai Bộ luật rất quan trọng nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 2013. Bộ luật Dân sự quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Bộ luật này được thể hiện với tư cách là luật nền, luật chung nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 và Bộ luật dân sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Để triển khai thi hành Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự kịp thời, thống nhất và hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai thi hành hai Bộ luật này với các nội dung như sau:
- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức triển khai thi hành nhằm bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương đặc biệt là Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc triển khai thi hành Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và thực hiện có hiệu quả các nội dung cơ bản của Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, báo cáo viên, tuyên truyền viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nắm bắt đầy đủ, toàn diện nội dung của hai Bộ luật này để bảo vệ quyền và thực hiện các nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, các cơ quan tiến hành tố tụng trong các quan hệ dân sự và thực hiện nhiệm vụ theo quy trình tố tụng dân sự.
II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự
a) Tổ chức hội nghị triển khai Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự đặc biệt là các nội dung mới của hai Bộ luật cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
- Cơ quan tham mưu: Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện (cơ quan thường trực của Hội đồng: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp).
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức có liên quan.
* Thời gian thực hiện:
+ Quý II năm 2016: Tổ chức hội nghị triển khai Bộ luật Tố tụng dân sự.
+ Quý III năm 2016: Tổ chức hội nghị triển khai Bộ luật Dân sự.
b) Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Cơ quan thực hiện:
+ Sở Tư pháp tổ chức tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm trợ giúp pháp lý, cán bộ pháp chế của các sở; phối hợp với Đoàn Luật sư, Hội công chứng tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ luật sư, công chứng viên, tư vấn pháp luật, giám định, định giá tài sản, đấu giá tài sản về những nội dung có liên quan của Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
+ Đề nghị Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục thi hành án dân sự tổ chức tập huấn chuyên sâu cho thẩm phán, thư ký, kiểm sát viên, thẩm tra viên, chấp hành viên và các công chức khác của ngành Tòa án, Kiểm sát, Thi hành án.
+ Các sở, ngành, cơ quan, tổ chức khác tùy thuộc tình hình và yêu cầu nhiệm vụ có thể tổ chức tập huấn chuyên sâu cho từng nhóm đối tượng cụ thể.
* Thời gian thực hiện:
+ Quý II, III năm 2016: Tổ chức tập huấn chuyên sâu Bộ luật Tố tụng dân sự.
+ Quý III, IV năm 2016: Tổ chức tập huấn chuyên sâu Bộ luật Dân sự.
c) Tổ chức tập huấn cho báo cáo viên pháp luật cấp huyện; tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; cán bộ, công chức tư pháp; người làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật; người làm công tác hòa giải ở cơ sở của địa phương.
+ Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện.