Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Kế hoạch 84/KH-UBND phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2015 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 84/KH-UBND
Ngày ban hành 20/05/2015
Ngày có hiệu lực 20/05/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 84/KH-UBND

Hà Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2015

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm triển khai, thực hiện Quyết định số 4061/QĐ-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tư pháp về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016”; Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang giai đoạn thứ hai (2011-2016) và Công văn số 1324/BTP-PBGDPL ngày 22/4/2015 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2015.

Duy trì, phát huy các kết quả đã đạt được; tiếp tục tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng sâu rộng, có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động đề ra phải sát với nội dung của Đề án số 4061/QĐ-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân” từ năm 2012 đến năm 2016.

- Các hoạt động triển khai bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả.

- Kết hợp các hoạt động phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng với các Chương trình, Đề án, Kế hoạch khác đang được triển khai tại các Sở, ban, ngành, địa phương bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

II. NỘI DUNG

1. Nội dung phổ biến

Các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành trong năm 2014, 2015; quy định pháp luật về kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật tiếp công dân; Luật Khiếu nại; Luật tố cáo; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; kinh nghiệm, gương điển hình về đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

2. Các hoạt động chủ yếu

2.1. Tổ chức biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng

- Tổ chức biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân, chú trọng giới thiệu, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2012, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật tiếp công dân; các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, thiết thực phục vụ yêu cầu phòng, chống tham nhũng của địa phương.

- Nhân bản các tài liệu do Ban điều hành Đề án tổ chức xây dựng và phát hành.

* Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Thanh tra tỉnh.

* Thời gian thực hiện: Năm 2015.

2.2. Tiếp tục xây dựng mô hình điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân

2.2.1. Xây dựng thí điểm 03 mô hình tại cơ quan, tổ chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

* Cơ quan thực hiện mô hình điểm: Sở Giao thông vận tải, Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính.

* Thời gian thực hiện: Quý III năm 2015.

* Các hoạt động cụ thể:

+ Tổ chức nói chuyện chuyên đề về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, tổ chức.

+ Thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại trụ sở làm việc; bảng nội quy, quy chế cơ quan; tổ chức đường dây nóng (bằng điện thoại và email), bố trí cán bộ thường trực để tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của người dân.

+ Xây dựng panô, áp phích, tranh ảnh cổ động, phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến giải quyết công việc tại trụ sở cơ quan, tổ chức.

[...]