Kế hoạch 824/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 824/KH-UBND
Ngày ban hành 15/04/2020
Ngày có hiệu lực 15/04/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Huỳnh Nữ Thu Hà
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 824/KH-UBND

Gia Lai, ngày 15 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Quyết định số 46/2015/QĐ-TT ngày 28/9/1015 của Thủ tướng Chính phủ định quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 03/3/2020 của UBND tỉnh Gia Lai về việc giao kế hoạch vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Gia Lai đến năm 2020”, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn (LĐNT) và yêu cầu của thị trường lao động.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất công nghệ cao và an sinh xã hội nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu LĐNT, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu

- Thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững.

- Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và từng bước tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.

- Cơ sở tham gia đào tạo nghề phải có đủ điều kiện, được hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không tổ chức đào tạo nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học.

II. NỘI DUNG

1. Chỉ tiêu, nhiệm vụ

Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho khoảng 3.200 người, trong đó: lao động là người dân tộc thiểu số chiếm ít nhất 80%; lao động nữ chiếm ít nhất 35%; tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt tối thiểu 80%.

2. Đối tượng học nghề

- Người học là phụ nữ, LĐNT, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm.

- LĐNT từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:

+ Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã.

+ Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.

3. Danh mục nghề và mức chi phí đào tạo và cấp trình độ đào tạo

Danh mục nghề và mức chi phí đào tạo cho từng nghề và cấp trình độ đào tạo theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 về việc phê duyệt Danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

4. Kinh phí, số lượng và địa bàn hỗ trợ đào tạo

Kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020, dự toán nhu cầu 7.563.000.000 đồng để hỗ trợ đào tạo cho 3.200 người đối với các nghề theo danh mục tại Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh, địa bàn phân bổ như sau:

TT

Tên đơn vị

Kế hoạch năm 2020

Ghi chú

Kinh phí (ngàn đồng)

Dự kiến số người (trung bình)

TNG SỐ:

7,563,000

3.200

 

1

Huyện Kbang

650,000

275

 

2

Huyện Mang Yang

790,000

334

 

3

Huyện Krông Pa

450,000

190

 

4

Huyện Đức Cơ

520,000

220

 

5

Huyện Đak Đoa

500,000

212

 

6

Huyện Chư Prông

650,000

275

 

7

Thị xã Ayun Pa

270,000

114

 

8

Huyện Ia Grai

650,000

275

 

9

Huyện Chư Păh

500,000

212

 

10

Huyện Chư Sê

473,000

200

 

11

Huyện Chư Pưh

330,000

140

 

12

Huyện Kông Chro

370,000

157

 

13

Huyện Ia Pa

220,000

93

 

14

Huyện Phú Thiện

270,000

114

 

15

Thị xã An Khê

220,000

93

 

16

Huyện Đak Pơ

350,000

148

 

17

Thành phố Pleiku

350,000

148

 

Ngoài kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND các huyện, thị xã, thành phố trích ngân sách địa phương và các nguồn lực khác để đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT năm 2020 trên địa bàn.

5. Nguyên tắc và chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng

- Người học đăng ký tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng được lựa chọn nghề học, cơ sở đào tạo. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo đối với người học được thực hiện thông qua cơ sở đào tạo tổ chức khóa đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

- Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách quy định tại Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Những người đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Quyết định này. Riêng những người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Kế hoạch này, nhưng tối đa không quá 03 lần.

[...]