Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

Số hiệu 82/KH-UBND
Ngày ban hành 12/04/2024
Ngày có hiệu lực 12/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Thực Hiện
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 12 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 76/2023/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2023 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 76/2023/NĐ-CP trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Quán triệt, phổ biến kịp thời các quy định của Nghị định số 76/2023/NĐ-CP, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và quần chúng Nhân dân trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Hướng tới giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc;

b) Cụ thể hóa các nội dung quy định tại Nghị định số 76/2023/NĐ-CP đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Yêu cầu

a) Bảo đảm sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 76/2023/NĐ-CP; lồng ghép, phối hợp việc thực hiện với các kế hoạch có liên quan một cách đồng bộ;

b) Bảo đảm nguồn nhân lực, kinh phí và các điều kiện khác cho việc tổ chức thực hiện các quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình theo đúng nội dung kế hoạch đã đề ra.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành trong việc thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình

a) Sở, ban, ngành thành phố có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị định số 76/2023/NĐ-CP và Kế hoạch này;

b) Củng cố Ban Chỉ đạo công tác gia đình; quản lý, xây dựng và vận hành mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình các cấp; hỗ trợ, tập huấn cộng tác viên dân số thực hiện công tác gia đình ở cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, thu thập thông tin về bạo lực gia đình;

c) Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương nếu để xảy ra tình trạng bạo lực trong phạm vi quản lý;

d) Phát huy Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong việc phòng ngừa bạo lực và thống kê báo cáo để có những chỉ đạo kịp thời.

2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình

a) Thực hiện đa dạng các loại hình, sản phẩm thông tin, truyền thông, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, văn hóa của từng địa phương, đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, như: Các hình thức cổ động trực quan; thực hiện các ấn phẩm tài liệu, tờ gấp, sổ tay hướng dẫn, sản phẩm tuyên truyền; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, hệ thống loa truyền thanh; tổ chức chương trình văn nghệ, tiểu phẩm tuyên truyền, liên hoan, hội thi, hội diễn, hội nghị, hội thảo...;

b) Nội dung tuyên truyền: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định số 76/2023/NĐ-CP; Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; thủ tục hành chính trong lĩnh vực gia đình thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

3. Xây dựng, củng cố các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình

a) Duy trì và nhân rộng các mô hình: Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng ... Tập huấn, in ấn tài liệu hướng dẫn thành lập, vận hành các mô hình tại cơ sở; định kỳ tổ chức liên hoan, hội thi để đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình;

b) Xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dân số, tình nguyện viên hỗ trợ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố;

c) Xây dựng và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho người tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình.

4. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình

a) Tuyên truyền, quảng bá số điện thoại tổng đài quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, lồng ghép tuyên truyền Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111, thành phố Cần Thơ 18008065 và số đường dây nóng tại cơ sở cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẵn sàng (24/24) tiếp nhận tin báo, tố giác khi có vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn để giải quyết theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định số 76/2023/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

5. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực gia đình thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thông tin, tuyên truyền và công bố Danh mục thủ tục hành chính và quy trình ISO nội bộ trong lĩnh vực gia đình theo Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, gồm:

[...]