Kế hoạch 795/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2021, định hướng đến năm 2025
Số hiệu | 795/KH-UBND |
Ngày ban hành | 07/03/2017 |
Ngày có hiệu lực | 07/03/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký | Nguyễn Đức Chính |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 795/KH-UBND |
Quảng Trị, ngày 07 tháng 03 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02-NQ/TU NGÀY 04/11/2016 CỦA TỈNH ỦY VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2016 - 2021, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2021, định hướng đến năm 2025, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2021, định hướng đến năm 2025.
Tập trung chỉ đạo, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm gắn với trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, địa phương để hoàn thành mục tiêu đã xác định, thực hiện thành công Nghị quyết.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển đô thị đối với sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương nhằm tạo được sự đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện các chương trình phát triển đô thị.
II. MỤC TIÊU
- Từng bước hình thành 04 trục đô thị gồm: các đô thị trên tuyến Quốc lộ 1A; trục đô thị trên tuyến Quốc lộ 9; trục đô thị trên tuyến đường Hồ Chí Minh và biên giới; trục đô thị ven biển.
- Đến năm 2021: Toàn tỉnh có 20 đô thị, bao gồm: 01 đô thị loại II (thành phố Đông Hà); 01 đô thị cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III (thị xã Quảng Trị); 02 đô thị loại IV (Khe Sanh, Lao Bảo); 02 đô thị cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV (Hồ Xá, Cam Lộ); 07 đô thị loại V là các thị trấn: Bến Quan, Gio Linh, Ái Từ, Hải Lăng, Cửa Việt, Cửa Tùng, Krông Klang; 07 đô thị cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại V là các thị tứ, trung tâm cụm xã, khu vực: Bồ Bản, Hướng Phùng, Tà Rụt, A Túc, La Vang, Mỹ Chánh, Mỹ Thủy.
- Đến năm 2025: Toàn tỉnh có 21 đô thị, bao gồm: 01 đô thị loại II (thành phố Đông Hà), 02 đô thị loại III (thị xã Quảng Trị và Lao Bảo), 04 đô thị loại IV (Khe Sanh, Hồ Xá, Cam Lộ, Hải Lăng), 02 đô thị cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV (Gio Linh, Ái Tử) và 12 đô thị loại V là các thị trấn: Bến Quan, Cửa Việt, Cửa Tùng, Krông Klang, Bồ Bản, Hướng Phùng, Tà Rụt, A Túc, La Vang, Mỹ Chánh, Mỹ Thủy và đô thị mới Trung tâm hành chính Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
1. Về công tác quy hoạch và phát triển đô thị
a) Sở Xây dựng: Tổ chức lập và trình UBND tỉnh phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới A Túc, La Vang, Mỹ Thủy, Bồ Bản, Trung tâm hành chính Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Rà soát, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan; Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, đề án nâng loại đô thị trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận; thẩm định các đồ án quy hoạch, chương trình phát triển đô thị theo quy định.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, phân bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đảm bảo thuận lợi để phát triển đô thị.
c) Sở Nội vụ: Hướng dẫn, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng đề án mở rộng địa giới hành chính cho các đô thị và thành lập mới thị trấn, thị xã.
d) UBND các huyện, thành phố, thị xã: Tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch các đô thị đảm bảo đủ tiêu chí theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nâng cấp, thành lập thị trấn, thị xã khi đủ điều kiện.
Ban hành các quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị để phục vụ cho công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị.
Lập (hoặc phối hợp lập) và trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đông Hà; điều chỉnh quy hoạch chung cho các thị trấn đã đến kỳ điều chỉnh (Gio Linh, Cửa Tùng, Cam Lộ); lập quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hải Lăng sau khi mở rộng địa giới hành chính; lập quy hoạch phân khu đô thị Khe Sanh, Lao Bảo, thị xã Quảng Trị.
Lập và trình phê duyệt Chương trình phát triển đô thị: thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, thị trấn Hồ Xá, Cam Lộ, Gio Linh, Ái Tử.
Trên cơ sở quy hoạch, chương trình phát triển đô thị, UBND các huyện, thành phố, thị xã lập kế hoạch thực hiện hàng năm, xác định rõ lộ trình, danh mục các khu vực phát triển, các khu đô thị cần đầu tư, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực; tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các đô thị đảm bảo đủ tiêu chí để nâng loại đô thị.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch
a) Sở Xây dựng: Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng đô thị; đồng thời tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc lập, phê duyệt quy hoạch, quản lý quy hoạch, việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng. Đề xuất, triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện.
b) UBND các huyện, thành phố, thị xã: Chủ động rà soát các quy hoạch đã được phê duyệt, điều chỉnh đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn và theo yêu cầu quản lý, nhu cầu đầu tư; hạn chế việc điều chỉnh mang tính cục bộ, ảnh hưởng đến tính tổng thể, bền vững của quy hoạch. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
Ưu tiên bố trí từ nguồn ngân sách và huy động, đề xuất các nguồn vốn khác đã lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; lựa chọn các vùng, các khu vực ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển đô thị để tập trung nguồn lực cho việc lập quy hoạch xây dựng đô thị.
Thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn liên quan và thống nhất bằng văn bản với Sở Xây dựng trước khi phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị theo thẩm quyền.
c) Các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các chủ đầu tư: Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị, lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực đảm bảo yêu cầu tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát huy vai trò tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, cộng đồng dân cư và các tổ chức, hội nghề nghiệp đối với quy hoạch đô thị. Công bố, công khai quy hoạch theo đúng quy định để nhân dân biết, giám sát và thực hiện.
3. Thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn