Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2021 về Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 79/KH-UBND
Ngày ban hành 31/03/2021
Ngày có hiệu lực 31/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Trần Huy Tuấn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/KH-UBND

Yên Bái, ngày 31 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021- 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện kịp thời, thống nhất, có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; tăng cường chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện Chương trình chuyn đi squốc gia trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Xác định cụ thmục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình Chuyn đi số quốc gia và xây dựng, phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái. Gắn nhiệm vụ triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia với quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, ngành, lĩnh vực.

Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh; tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng Công nghệ thông tin - Truyền thông hiện đại, đồng bộ; ứng dụng Công nghệ thông tin sâu rộng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT-TT; nâng cao an toàn thông tin trong toàn hệ thống chính trị; ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường năng lực cạnh tranh, thúc đy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, cải thiện môi liên kết giữa chính quyền - người dân - doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, góp phần nâng cao sự hài lòng, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

a) Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

- 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% báo cáo định kỳ và văn bản hành chính (trừ văn bản mật) được gửi nhận bằng văn bản điện tử; 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

- Tiếp tục xây dựng, phát triển các hệ thông nền tảng Chính quyền điện tử dùng chung của tỉnh gắn với xây dựng Đô thị thông minh trên cơ sở tuân thủ Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh và Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái đã được phê duyệt, cập nhật. Hoàn thành việc tích hợp, chia sẻ dliệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP). Từng bước mở dliệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội.

- Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng Dịch vụ công tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên Cổng Dịch vụ công tỉnh và hệ thng thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử.

- Tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công đạt 100%, để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã đạt 100% (trừ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn).

- Cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp ở mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công tỉnh (trong đó đạt mục tiêu 100% dịch vụ công đủ điều kiện được đưa lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021), được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động, phấn đấu đạt 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử, đô thị thông minh được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin từ cấp tỉnh tới cơ sở; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- Tối thiu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyn trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ thủ tục hành chính đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng; 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó.

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP của tỉnh.

- ng dụng rộng rãi các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng.

- Năng suất lao động tăng bình quân từ 6,2%/năm.

[...]