Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Số hiệu 78/KH-UBND
Ngày ban hành 18/06/2013
Ngày có hiệu lực 18/06/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Ngô Hòa
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 78/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 06 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

Quán triệt quan điểm, định hướng chủ đạo trong Chiến lược phát triển bền vng Việt Nam, tư tưởng chủ đạo để phát triển bền vững (PTBV) của Tỉnh được xác định là:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong cơ quan nhà nước các cấp, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và toàn dân là nhiệm vụ quan trọng.

- Phát triển bền vững lấy con người làm trung tâm. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ th, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vng.

- Phát triển bền vững trên cơ sở tăng trưởng xanh. Duy trì tăng trưởng kinh tế mức hp lý gn với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội; phát triển các lĩnh vực văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; giữ vng quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Phát triển bền vng trên cơ sở phát triển có trọng tâm, trọng điểm. Huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị nhm thực hiện đô thị hóa bền vững. Quan tâm xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường. Phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh gắn với mục tiêu phát trin thiên niên kỷ mà Việt Nam đã công bố. Chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện. Môi trường đảm bảo giảm thiu tác động tiêu cực bởi phát triển kinh tế - xã hội và tác hại của biến đổi khí hậu.

b) Mục tiêu cụ th:

- Phát triển các ngành kinh tế nhằm tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và tăng trưởng xanh.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống. Giảm thiu tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

- Đy nhanh quá trình đô thị hóa bền vững. Phát triển nhanh, bền vững các vùng đô thị, vùng ven bin - đầm phá, rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa vùng min núi và vùng đồng bằng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao nhận thức về phát triển bền vững

Tuyên truyền, phbiến đến cán bộ và nhân dân về Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, Kế hoạch phát triển bền vững của tỉnh gắn với việc giới thiệu về tăng trưởng xanh, các vấn đề cấp bách về môi trường trên toàn cầu cũng như trong nước.

Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh về nội dung sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đi khí hậu. Tiếp tục phát động các hoạt động bảo vệ môi trường như “Giờ trái đất”, ngày “Vì môi trường”...

Cập nhật và đưa các nội dung giáo dục về phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy của các cấp học, bậc học.

2. Tăng cường năng lực quản lý phát triển bền vững

Trin khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Thực hiện lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển KTXH.

Rà soát, xây dựng, sửa đi, bổ sung cơ chế, chính sách, các quy trình kỹ thuật chuyên ngành, các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường thông qua phí khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phí dịch vụ môi trường.

Nghiên cứu thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển bền vững để huy động và tiếp nhận các nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ... nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án, các hoạt động, các sáng kiến và mô hình phát triển bền vững.

Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững.

[...]