Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án "Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 78/KH-UBND
Ngày ban hành 29/06/2019
Ngày có hiệu lực 29/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Thế Giang
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 78/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 29 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN "CHĂM SÓC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA TRẺ EM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018-2025" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Thực hiện Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025",

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án "Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả các hoạt động chăm sóc vì sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng đến các cấp, các ngành, các đơn vị, các địa phương và các gia đình trên địa bàn tỉnh.

1.2. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, trong đó chú trọng việc triển khai xây dựng mạng lưới kết nối dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời; hỗ trợ trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận với các dịch vụ; triển khai, đánh giá nhân rộng mô hình tại địa phương; triển khai các chương trình tư vấn, giáo dục làm cha mẹ về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời.

1.3. Đảm bảo các điều kiện về nguồn lực để triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc vì sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng, đạt được các mục tiêu của Kế hoạch đề ra.

2. Yêu cầu

Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ, trách nhiệm chủ trì và phối hợp thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện nhằm đảbảo tính liên tục, thống nhất giữa các nhiệm vụ, hoạt động thuộc Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm cho trẻ em đến 8 tuổi được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần; được bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo độ tuổi nhằm thực hiện các quyền của trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến năm 2020

- Phấn đấu 60% trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội.

- Phấn đấu 70% cán bộ làm công tác liên quan đến trẻ em tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cán bộ tại cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan để hỗ trợ, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em.

- Phấn đấu 40% huyện, thành phố xây dựng mạng lưới kết nối và chuyển tuyến các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; triển khai theo dõi, đánh giá nhu cầu của trẻ em đến 8 tuổi và thí điểm các mô hình chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em tại gia đình và cộng đồng.

2.2. Mục tiêu giai đoạn 2021-2025

- Phấn đấu 90% trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội.

- Phấn đấu 90% cán bộ làm công tác liên quan đến trẻ em tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cán bộ tại cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan để hỗ trợ, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em.

- Phấn đấu 80% các huyện, thành phố xây dựng và duy trì mạng lưới kết nối và chuyển tuyến các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; triển khai theo dõi, đánh giá nhu cầu của trẻ em đến 8 tuổi; tiếp tục thí điểm, nhân rộng các mô hình chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em tại gia đình và cộng đồng.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Làm tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức

- Tuyên truyền sâu rộng về công tác chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và cộng đồng bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể.

- Nội dung truyền thông, tuyên truyền ngoài việc làm rõ mục đích, ý nghĩa của Đề án cần tuyên truyền các kỹ năng chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em phù hợp với từng nhóm đối tượng (trường học, cộng đồng dân cư, cha, mẹ, người đỡ đầu trẻ em, ...), đồng thời nêu rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, cha, mẹ, người đỡ đầu trẻ em trong công tác chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời.

- Phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí trong việc chủ động, tích cực tuyên truyền, phản ánh kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em; biểu dương, nhân rộng các gương điển hình trong công chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em nói chung, công tác chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

[...]