Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 và phương án xử lý tình huống khi có ca mắc Covid-19 trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 77/KH-UBND
Ngày ban hành 19/05/2021
Ngày có hiệu lực 19/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Duy Hưng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 19 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHI CÓ CA MẮC COVID-19 TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”; Văn bản số 3836/CV-BCĐ ngày 10/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về việc tăng cường phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp;

Căn cứ Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 15/5/2021 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hưng Yên trong tình hình mới;

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phương án xử lý tình huống khi có ca mắc Covid-19 trong KCN trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

Nâng cao nhận thức, kiến thức về dịch Covid-19 và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại doanh nghiệp, KCN; chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm ngăn chặn, phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lý kịp thời khi phát hiện ca nhiễm, ca nghi nhiễm Covid-19 tại doanh nghiệp trong KCN, đảm bảo không để dịch bệnh lây lan tại KCN trên địa bàn tỉnh; hạn chế đến mức thấp nhất số ca mắc và tử vong và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp.

Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các sở, ban, ngành, UBND huyện/thị xã/thành phố, chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN và doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trong các KCN (gọi tắt là các doanh nghiệp) trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; chủ động chia sẻ thông tin, phối hợp kịp thời, hiệu quả trong triển khai các biện pháp và chủ động xử lý các tình huống khi có dịch bệnh xảy ra.

II. KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Tỉnh Hưng Yên hiện có 15 KCN, tổng diện tích 3.887,23 ha; trong đó 7 KCN đã đi vào hoạt động (KCN Phố Nối A, KCN Dệt may Phố Nối, KCN Thăng Long II, KCN Minh Đức, KCN Yên Mỹ, KCN Yên Mỹ II, KCN Minh Quang) thu hút 399 dự án của 319 chủ đầu tư đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng khoảng 63.000 lao động. Theo địa bàn, có 127 doanh nghiệp thuộc huyện Văn Lâm, sử dụng 24.500 lao động; 102 doanh nghiệp thuộc huyện Yên Mỹ, sử dụng 23.800 lao động và 90 doanh nghiệp thuộc thị xã Mỹ Hào, sử dụng 14.600 lao động.

Một số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như: Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II (4.430 lao động), Công ty TNHH Giày Ngọc Tề (3.000 lao động), Công ty TNHH Tae Yang Việt Nam (2.430 lao động), Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam (1.884 lao động), Công ty TNHH Toto Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên (1.715 lao động), Công ty TNHH Hamaden Việt Nam (1.562 lao động), Công ty TNHH Mektec Manufacturing Việt Nam (1.345 lao động),...

III. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh; hướng dẫn của ngành y tế và các ngành, địa phương có liên quan. Ban hành kịp thời văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với thực tế.

- Chỉ đạo triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch; giám sát, phát hiện, xử lý dịch tại doanh nghiệp trong KCN.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh: Sử dụng một trong các phần mềm: Tờ khai y tế; NCOVI; Bluezone; cập nhật mức độ an toàn COVID-19 các khu vực lên trang antoancovid.vn; thực hiện kiểm soát người ra, vào doanh nghiệp hằng ngày thông qua mã QR Code.

- Theo dõi sát diễn biến và đánh giá tình hình hằng ngày; tham mưu kịp thời với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh để chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch tại KCN.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 tại doanh nghiệp trong KCN.

- Tổ chức các đoàn công tác nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng, chống dịch; thực hiện giám sát, phát hiện và chỉ đạo, phối hợp xử lý kịp thời ổ dịch tại doanh nghiệp trong KCN.

- Định kỳ, đột xuất báo cáo tình hình dịch bệnh, tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch của doanh nghiệp trong KCN.

- Thiết lập đường dây nóng để thông tin, trao đổi kịp thời trong công tác phòng, chống dịch tại các KCN trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với UBND huyện/thị xã/thành phố thiết lập đội phản ứng nhanh để xử lý kịp thời tình huống khi phát sinh trường hợp nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 tại doanh nghiệp trong KCN.

2. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh; hướng dẫn ngành y tế và các ngành, địa phương liên quan về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến các doanh nghiệp trong KCN.

- Duy trì, công khai hoạt động đường dây nóng phòng, chống dịch tại KCN và đơn vị được phân công tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân.

- Thường xuyên cập, nhật nắm bắt diễn biến tình hình dịch để cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp trong KCN.

- Thiết lập danh sách cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp trong các KCN, đảm bảo công tác chỉ đạo, truyền thông được xuyên suốt, thông tin đến doanh nghiệp kịp thời, đầy đủ.

3. Công tác phối hợp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19

[...]