ỦY BAN
NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
77/KH-UBND
|
Hậu
Giang, ngày 22 tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19
GIAI ĐOẠN 2021 – 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Nghị
quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc
xin phòng COVID-19;
Căn cứ
Quyết định số 1210/QĐ-BYT ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng
COVID-19 giai đoạn 2021 - 2022 do COVAX Facility hỗ trợ;
Căn cứ
Quyết định số 1467/QĐ-BYT ngày 05 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021 - 2022;
Căn cứ Công
văn số 2012/BYT-DP ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hỗ trợ triển
khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho lực lượng Công an Nhân dân.
Để đảm bảo
an toàn trong quá trình triển khai sử dụng vắc xin phòng, chống COVID-19, UBND
tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn
2021-2022 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, cụ thể:
I. MỤC
TIÊU - YÊU CẦU
1. Mục
tiêu
- Tiếp
nhận và triển khai tiêm vắc xin phòng COVD-19 cho các đối tượng nguy cơ và cộng
đồng.
- 100% đối
tượng ưu tiên theo quy định Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ được tiêm
chủng đủ mũi vắc xin (dự kiến khoảng 191.640 đối tượng).
- 95% đối
tượng khác không theo quy định Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ đã được
Tỉnh đăng ký mua vắc xin từ nguồn ngân sách của địa phương (dự kiến khoảng
98.414 đối tượng).
- Đảm bảo
an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
2. Yêu cầu
- Công
khai, minh bạch danh sách đối tượng tiêm theo đúng hướng dẫn trong các văn bản
của Chính phủ và của Bộ Y tế, tạo được sự đồng thuận, hợp tác của người dân
trong quá trình triển khai thực hiện.
- Danh
sách đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 phải được Ban Chỉ đạo các cấp phê
duyệt.
II. THỰC
TRẠNG HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Thực
trạng nhân lực trong hệ thống tiêm chủng
Hiện nay,
trên toàn Tỉnh có 86 cơ sở thực hiện tiêm chủng, trong đó:
- Tuyến
tỉnh: Có
3 cơ sở triển khai tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm
chủng dịch vụ: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.
- Tuyến
huyện, thị xã, thành phố: Có 08 cơ sở triển khai tiêm vắc xin tiêm
chủng dịch vụ tại các bệnh viện và Trung tâm Y tế (trừ Trung tâm Y tế thành phố
Vị Thanh và BVĐK thành phố Ngã Bảy, Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản).
- Tuyến
xã, phường, thị trấn: Có 75 cơ sở Trạm Y tế/PKĐK khu vực triển khai tiêm
vắc xin tiêm chủng mở rộng thường xuyên cho hoạt động của chương trình TCMR.
- Tại các
tuyến đều có nhân viên y tế chuyên trách tiêm chủng mở rộng, hàng năm nhân lực
tham gia công tác tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ tại Tỉnh đều được
tập huấn về an toàn tiêm chủng, có kinh nghiệm trong việc tổ chức buổi tiêm
chủng. Trong năm 2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức tập huấn
cho gần 500 nhân viên y tế các tuyến về hoạt động đảm bảo an toàn tiêm chủng.
- Tuy
nhiên, vắc xin phòng COVID-19 là loại vắc xin mới, do vậy nhân viên y tế tham
gia hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cần được tập huấn lại về việc
hướng dẫn khám sàng lọc, sử dụng vắc xin, kiến thức về phòng, chẩn đoán và xử
trí phản vệ, theo dõi xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y
tế.
- Năng lực
tiêm chủng toàn Tỉnh: khoảng 7.500 lượt/ngày.
2. Thực
trạng hệ thống dây chuyền lạnh hiện có (Bảo quản
ở nhiệt độ từ 2-8°C).
Tổng hợp dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin tuyến tỉnh -
huyện
|
Stt
|
Đơn vị
|
Tủ dung tích 240 lít-TCW 4000AC (Cái)
|
Tủ dung tích 150 lít-TCW 3000AC (Cái)
|
Tổng Dung tích các tủ (Lít)
|
1
|
Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
|
4
|
1
|
1.110
|
2
|
Trung
tâm Y tế TP. Vị Thanh
|
0
|
0
|
0
|
3
|
Trung
tâm Y tế Vị Thủy
|
0
|
0
|
0
|
4
|
Trung
tâm Y tế Châu Thành
|
0
|
0
|
0
|
5
|
Trung
tâm Y tế Châu Thành A
|
0
|
0
|
0
|
6
|
Trung
tâm Y tế huyện Long Mỹ
|
0
|
1
|
150
|
7
|
Trung
tâm Y tế Phụng Hiệp
|
0
|
0
|
0
|
8
|
Trung
tâm Y tế TP. Ngã Bảy
|
0
|
0
|
0
|
9
|
Trung
tâm Y tế TX. Long Mỹ
|
0
|
0
|
0
|
Tổng số
|
4
|
2
|
1.260
|
Số vắc xin
dự kiến có theo dung tích các tủ (ước tính 200 liều vắc xin/lít dung tích tủ
bảo quản).
- Theo ước
tính của Chương trình tiêm chủng mở rộng thì dung tích cần thiết để bảo quản
vắc xin trong tiêm chủng thường xuyên là 797 lít (6 tháng bảo quản tại tuyến
tỉnh) tương đương dung tích của 4 tủ lạnh TCW4000AC, ngoài ra còn dự trù cho
các chiến dịch tiêm chủng. Tuyến huyện còn Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Long Mỹ
còn tủ lạnh TCW3000AC mới cấp năm 2016 và chỉ đủ sử dụng để bảo quản vắc xin
tiêm chủng thường xuyên.
- Tổng dung
tích dây chuyền lạnh của Hậu Giang hiện có chưa đủ năng lực tiếp nhận, bảo quản
và phân phối vắc xin COVID-19 với điều kiện bảo quản nhiệt độ 2-8°C. Theo
khuyến cáo của Bộ Y tế và Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, để đảm bảo an toàn
tiêm chủng trong tiêm vắc xin COVID-19 thì vắc xin COVID-19 nên bảo quản riêng
với các loại vắc xin khác.
- Sở Y tế
trình UBND tỉnh duyệt kinh phí mua bổ sung dây chuyền lạnh để đảm bảo tốt công
tác bảo quản vắc xin phòng COVID-19, cụ thể:
Stt
|
Đơn vị
|
Tủ lạnh TCW 4000AC (cái)
|
Tủ lạnh TCW80AC (cái)
|
Hòm lạnh RCW25 (cái)
|
Phích lạnh (cái)
|
1
|
Trung
tâm CDC tỉnh
|
4
|
0
|
0
|
10
|
2
|
TTYT Tp.
Vị Thanh
|
0
|
1
|
1
|
18
|
3
|
TTYT Vị
Thủy
|
0
|
1
|
1
|
20
|
4
|
TTYT
Châu Thành
|
0
|
1
|
1
|
16
|
5
|
TTYT
Châu Thành A
|
0
|
1
|
1
|
20
|
6
|
TTYT
Long Mỹ
|
0
|
1
|
1
|
16
|
7
|
TTYT
Phụng Hiệp
|
0
|
1
|
1
|
30
|
8
|
TTYT Tp.
Ngã Bảy
|
0
|
1
|
1
|
12
|
9
|
TTYT Tx.
Long Mỹ
|
0
|
1
|
1
|
18
|
Tổng
|
4
|
8
|
8
|
160
|
IV. ĐỐI
TƯỢNG, THỜI GIAN, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM TIÊM CHỦNG
1.
Đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tổng số
người dự kiến được tiêm 290.054 người (đính kèm Phụ lục 1), trong đó:
1.1. Phân
theo đối tượng ưu tiên (theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của
Chính phủ)
Nguyên tắc
cơ bản của việc tiêm vắc xin phòng bệnh bao phủ được nhiều đối tượng và đạt tỷ
lệ tiêm chủng cao thì càng hiệu quả, đảm bảo việc tiếp cận công bằng cho người
dân. Trong bối cảnh nguồn vắc xin cung cấp còn hạn chế và những diễn biến hết
sức phức tạp của tình hình dịch bệnh nên các nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc
xin phòng COVID-19 được sắp xếp theo thứ tự như sau:
a) Lực
lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm:
- Người
làm việc trong các cơ sở y tế.
- Người
tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp,
người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ
Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên,…).
- Quân
đội; công an.
b) Nhân
viên, cán bộ ngoại giao của Hậu Giang được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ
làm công tác xuất nhập cảnh.
c) Người
cung cấp dịch vụ thiết yếu: vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…
d) Giáo
viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ
quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
đ) Người
mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi.
e) Người
sinh sống tại các vùng có dịch.
g) Người
nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
h) Người
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước
ngoài.
i) Các đối
tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng, chống dịch.
Sau khi Sở
Y tế phối hợp với sở, ban, ngành, đoàn thể thống kê, rà soát đối tượng thì tổng
số người trong 9 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 là: 191.640
người.
1.2. Nhóm
đối tượng khác:
- Do dịch
bệnh COVID-19 đang được xem là đại dịch. Việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng,
chống dịch chủ động. Vì thế trên 80% dân số tỉnh được tiêm chủng đầy đủ có thể
tạo được miễn dịch cộng đồng.
- Ngoài
nhóm đối tượng ưu tiên, tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho khoảng 30% dân
số. Sau khi tiến hành rà soát, thống kê đối tượng cần tiêm là: 98.414
người.
2.
Thời gian triển khai
Do tình
hình nhập khẩu và cung ứng vắc xin của Bộ Y tế về các địa phương chưa kịp thời.
Thời gian và đối tượng triển khai phụ thuộc vào tình hình cung ứng vắc xin và
các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế. Trên cơ sở đó tỉnh Hậu Giang dự kiến thời gian
và đối tượng triển khai thực hiện như sau:
a) Đợt 1:
Tổ chức tiêm cho các đối tượng sau:
Stt
|
Đối tượng
|
Số lượng
|
Thời gian
|
1
|
Người
làm việc trong các cơ sở y tế
|
3.574
|
Quý II-III
Năm 2021
|
2
|
Người
tham gia phòng chống dịch
|
4.763
|
Tổng
|
8.337
|
b) Đợt 2:
Tổ chức tiêm cho các đối tượng sau:
Stt
|
Đối tượng
|
Số lượng
|
Thời gian
|
1
|
Đối
tượng ngoại giao, hải quan, xuất nhập cảnh
|
0
|
Quý IV/2021 và Quý I/2022
|
2
|
Người
cung cấp dịch vụ thiết yếu
|
1.054
|
3
|
Giáo
viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo
|
10.952
|
4
|
Người
làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều
người
|
3.535
|
Tổng
|
15.541
|
c) Đợt 3:
Tổ chức tiêm cho các đối tượng sau:
Stt
|
Đối tượng
|
Số lượng
|
Thời gian
|
1
|
Người
mắc các bệnh mạn tính
|
41.540
|
Quý II-III
Năm 2022
|
2
|
Người trên
65 tuổi
|
86.582
|
3
|
Người
sinh sống tại các vùng có dịch
|
0
|
4
|
Người
nghèo
|
17.098
|
5
|
Các đối
tượng chính sách xã hội
|
22.542
|
6
|
Người
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước
ngoài
|
0
|
Tổng
|
167.762
|
d) Các đối
tượng trên 18 tuổi không thuộc diện ưu tiên:
Stt
|
Đối tượng
|
Số lượng
|
Thời gian
|
1
|
Nhóm
trên 18 tuổi không thuộc đối tượng ưu tiên
|
98.414
|
Quý IV/2022
|
Tổng
|
98.414
|
e) Dự trù
vắc xin cho chiến dịch:
- Sử dụng
cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
- Tổng đối
tượng cần tiêm: 290.054 người.
- Liều
lượng, đường tiêm: liều 0,5ml, tiêm bắp.
- Lịch
tiêm gồm 02 mũi: cách nhau từ 4-12 tuần.
- Quy cách
đóng gói: 5ml/lọ (10 liều).
à Như vậy,
nhu cầu vắc xin để đảm bảo tiêm cho đối tượng: 638.120 liều (Dự trù 10%
hao phí và đối tượng vãng lai).
Tùy theo
tiến độ cung ứng vắc xin thực tế, có thể sẽ có điều chỉnh số lượng và các đối
tượng tiêm chủng.
3. Phạm vi
triển khai
- Triển
khai sử dụng vắc xin trên phạm vi toàn Tỉnh.
- Mức độ
ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp hơn dựa trên tiêu chí sau:
+ Các khu
vực, huyện, thị xã, thành phố ghi nhận trường hợp mắc và/hoặc tử vong do
COVID-19 trong cộng đồng (nếu có).
+ Các
huyện, thị xã, thành phố có đầu mối giao thông quan trọng: thành phố Vị Thanh,
huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy.
+ Các
huyện có nhiều khu công nghiệp: huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A.
4. Địa
điểm tiêm
Các điểm
tiêm sẽ được bố trí trong 86 cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng. Tùy theo lượng vắc
xin được phân bổ, Sở Y tế sẽ bố trí các điểm tiêm phù hợp, đảm bảo 01 địa điểm
tiêm vắc xin không quá 100 đối tượng/điểm tiêm/buổi tiêm chủng.
V. TIẾP
NHẬN, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN, PHÂN PHỐI VẮC XIN VÀ VẬT TƯ
1. Tuyến
tỉnh: Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận vắc xin từ Dự án Chương trình Tiêm chủng
mở rộng Quốc gia thông qua đầu mối là Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, sau
khi tiếp nhận, vắc xin được bảo quản tại kho của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh. Dựa trên chỉ tiêu đối tượng đăng ký thực hiện cấp phát vắc xin cụ thể như
sau:
+ Cấp phát
vắc xin đến Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố 03 ngày trước
khi tổ chức tiêm chủng.
+ Cấp phát
vắc xin cho bệnh viện tuyến tỉnh 01 ngày trước khi tiêm hoặc ngay
trước buổi tiêm chủng.
Ghi chú:
Bổ sung 01 xe chuyên dụng vận chuyển vắc xin đảm bảo an toàn từ kho Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh đến các kho huyện, thị xã, thành phố theo quy định của
Bộ Y tế.
2. Tuyến
huyện: Trung
tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tiếp nhận vắc xin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh tại các kho Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố để bảo quản và cấp
phát cho Trạm Y tế các xã, Bệnh viện trên địa bàn (nếu có) 01 ngày trước
khi tiêm chủng hoặc ngay trong buổi tiêm chủng.
3. Tuyến
xã:
Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở được phép tiêm chủng, tiếp nhận và
bảo quản vắc xin từ tuyến huyện, thị xã, thành phố, bảo quản vắc xin cấp 01
ngày trước khi tổ chức tiêm chủng.
VI. NỘI
DUNG HOẠT ĐỘNG
1.
Công tác chuẩn bị
1.1. Tập
huấn cho cán bộ y tế về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19
- Tổ chức
tập huấn về sử dụng vắc xin COVID-19 và theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm chủng
cho các cơ sở tiêm chủng và bảo quản vắc xin.
- Dự án
tiêm chủng mở rộng quốc gia tập huấn cho Dự án TCMR khu vực phía Nam, Sở Y tế,
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, và các đơn vị có liên quan trước khi triển
khai tiêm chủng ít nhất 10 ngày.
- Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Dự án TCMR Khu vực phía Nam tổ chức
tập huấn hướng dẫn triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các
tuyến trên địa bàn trước khi triển khai tiêm chủng ít nhất 07 ngày (4 lớp tập
huấn với khoảng 527 cán bộ tham dự):
+ Lớp thứ
nhất: bao gồm các đơn vị: Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện
Phổi; Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần - Da liễu; Bệnh viện Đa khoa số 10; Bệnh
viện Võ Trường Toản; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Trung tâm Y tế thành
phố Vị Thanh.
+ Lớp thứ
hai: bao gồm Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A và Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy.
+ Lớp thứ
ba: bao gồm Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp và Trung tâm Y tế huyện Long Mỹ.
+ Lớp thứ
tư: bao gồm Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, Trung tâm Y tế thành phố Ngã Bảy
và Trung tâm Y tế Thị xã Long Mỹ.
- Thành
phần tham dự:
+ Đại diện
Lãnh đạo các Bệnh viện/Trung tâm.
+ Đại diện
lãnh đạo phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
+ Cán bộ
tuyến tỉnh giám sát huyện, thị xã, thành phố.
+ Cán bộ
tuyến huyện giám sát tuyến xã, phường, thị trấn.
+ Thành
viên đội cấp cứu lưu động tuyến tỉnh và tuyến huyện.
+ Cán bộ
tham gia tiêm chủng tại các tuyến.
- Sở Y tế
chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tập
huấn, hướng dẫn theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 20217 của
Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
1.2.
Truyền thông về triển khai vắc xin phòng COVID-19
- Thực hiện
hoạt động thông tin, truyền thông về sử dụng vắc xin COVID-19 nhằm nâng cao
nhận thức, chia sẻ thông tin và vận động người dân, huy động xã hội tham gia
tiêm chủng.
- Xây dựng
các thông điệp truyền thông, áp phích, tờ rơi về việc tiêm vắc xin phòng
COVID-19.
- Cung cấp
thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông cho người dân và cộng đồng về đối
tượng ưu tiên, loại vắc xin phòng COVID-19, lợi ích của vắc xin, lịch tiêm,
tính an toàn của vắc xin, các phản ứng có thể gặp sau tiêm, hướng xử trí sau
tiêm chủng.
- Thời
gian thực hiện: trước, trong và sau khi triển khai tiêm chủng.
2.
Tổ chức tiêm chủng
2.1. Chuẩn
bị trước khi tổ chức tiêm chủng
- Sở Y tế
phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, các cơ quan, đơn vị
thống kê lập danh sách nhóm đối tượng ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đầu mối tổng hợp, phân nhóm đối tượng để tổ chức
triển khai chiến dịch khi được cung ứng vắc xin.
2.2. Hình
thức tiêm
Tổ chức
theo hình thức tiêm chiến dịch trong thời gian ngắn nhất. Sử dụng hệ thống tiêm
chủng mở rộng sẵn có, trong trường hợp cần thiết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh đề nghị Sở Y tế chỉ đạo và huy động các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của nhà
nước và tư nhân tham gia tổ chức buổi tiêm.
2.3. Tổ
chức buổi tiêm
- Lập kế
hoạch buổi tiêm chủng: thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế (theo quy định
không quá 100 đối tượng/điểm tiêm/buổi tiêm chủng).
- Khám
sàng lọc, phân loại đối tượng trước tiêm chủng:
+ Thực
hiện nghiêm các chỉ định và chống chỉ định tiêm chủng theo khuyến cáo của nhà
sản xuất vắc xin.
+ Tổ chức
khám sàng lọc, phân loại đối tượng tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Bố trí
điểm tiêm chủng:
+ Bố trí
bàn tiếp nhận phải có đầy đủ khẩu trang, dung dịch sát khuẩn và thực hiện phân
luồng đối tượng.
+ Bố trí
vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và đảm bảo các quy định về
phòng chống dịch bệnh COVID-19.
+ Bố trí
điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các
bàn/vị trí tiêm chủng.
+ Bố trí
thêm diện tích, phòng theo dõi sau tiêm chủng 30 phút để đảm bảo khoảng cách
tối thiểu 2m giữa các đối tượng.
+ Không sử
dụng điều hòa trong buổi tiêm chủng.
- Nhân
viên y tế và người đến tiêm chủng phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân
như: đeo khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn tay thường xuyên, kiểm tra thân nhiệt
theo quy định tại điểm tiêm chủng.
- Trong
trường hợp phát hiện người đi tiêm chủng là trường hợp nghi nhiễm SARS-COV-2
hoặc tiếp xúc gần với trường hợp COVD-19 trong vòng 14 ngày cần dừng ngay buổi
tiêm chủng và thực hiện quản lý các trường hợp này theo đúng quy định.
Lưu ý: trong
trường hợp các địa phương không đủ nguồn lực tổ chức tiêm chủng thì các địa
phương thực hiện theo hình thức cuốn chiếu để đảm bảo công tác an toàn tiêm
chủng và đạt tỷ lệ tiêm chủng.
2.4. Cơ sở
thực hiện tiêm chủng
a) Các
Bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, Bệnh viện Đa
khoa số 10
- Thực
hiện tiêm cho các đối tượng là các nhân viên y tế của cơ sở, nhân viên tham gia
phòng, chống dịch; các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện (nếu có) và
các đối tượng ưu tiên theo kế hoạch của địa phương.
- Tổ chức
các đội cấp cứu lưu động tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng tại
các Trạm Y tế/PKĐK Khu vực trên địa bàn (01 đội cấp cứu lưu động phụ trách 2
điểm tiêm chủng tại các xã, phường, thị trấn)
b) Trạm Y
tế/PKĐK khu vực cấp xã, phường, thị trấn
- Tổ chức
chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Trạm Y tế và điểm tiêm chủng lưu
động khi cần thiết.
- Thực
hiện tiêm cho các đối tượng là nhân viên y tế, nhân viên tham gia công tác
phòng, chống dịch, giáo viên trên địa bàn, những người cung cấp các dịch vụ
thiết yếu, những người già trên 65 tuổi đang sinh sống trên địa bàn và các
trường hợp mắc bệnh mãn tính không điều trị nội trú theo kế hoạch của địa
phương, sau khi kết thúc chiến dịch phải tiến hành tiêm vét cho các đối tượng
chưa được tiêm.
- Tổ chức
các đội cấp cứu tại đơn vị mình để xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm
chủng.
c) Phòng
tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn
- Thực
hiện tiêm chủng cho các đối tượng theo chỉ đạo của Sở Y tế.
- Bố trí
các đội cấp cứu tại cơ sở tiêm chủng.
2.5. Giám
sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
a) Giám
sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện giám
sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hệ thống
giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng bao gồm các đơn vị thực hiện và các đơn
vị phối hợp từ tỉnh đến địa phương. Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau
tiêm chủng, quy trình điều tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí
trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Điều 6 Nghị định số
104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ.
- Đơn vị
thực hiện: Các cơ sở tiêm chủng.
- Đơn vị
phối hợp: Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thị
xã, thành phố.
- Thời
gian thực hiện: trong quá trình sử dụng vắc xin.
b) Giám
sát định kỳ: Các cơ sở tiêm chủng tiến hành theo dõi, giám sát phản ứng thông
thường và tai biến nặng sau tiêm theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12
tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Đơn vị
thực hiện: Các cơ sở tiêm chủng.
- Đơn vị
phối hợp: Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thị
xã, thành phố.
- Thời
gian thực hiện: trong quá trình sử dụng vắc xin.
c) Kiện
toàn Hội đồng tư vấn chuyên môn cấp tỉnh đánh giá nguyên nhân tai biến nặng
trong quá trình sử dụng vắc xin được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Thông
tư số 24/2018/TT-BYT và Thông tư 05/2020/TT-BYT sửa đổi, cập nhật một số điều
của Thông tư 24/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Các thành viên trong Hội
đồng phải được đào tạo, tập huấn hàng năm về các hoạt động chuyên môn đánh giá
nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.
d) Xử trí
phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin: quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ
tuân theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 20217 của Bộ trưởng
Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Quy trình được đào tạo
định kỳ cho các cán bộ tham gia vào quá trình tiêm tại các tuyến, các cơ sở
khám, chữa bệnh.
2.6. Quản
lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm chủng
- Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn xử lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau
buổi tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNM ngày
31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về
quản lý chất thải y tế và đặc điểm của vắc xin COVID.
- Các cơ
sở tiêm thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy
định của Bộ Y tế.
2.7. Giám
sát và báo cáo hoạt động tiêm
- Kiểm
tra, giám sát trước triển khai: giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng
chống COVID-19 bao gồm điều tra đối tượng, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm
chủng, dự trù vắc xin vật tư tiêm chủng, phân công nhân lực, quy trình tiêm
chủng, xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).
- Kiểm
tra, giám sát trong triển khai: giám sát công tác tổ chức buổi tiêm chủng và
đảm bảo an toàn tiêm chủng (khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm).
- Kiểm
tra, giám sát sau triển khai: đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, rà soát đối
tượng tiêm vét, ghi chép, thống kê báo cáo.
- Phân
công cán bộ tuyến tỉnh và huyện giám sát triển khai.
- Báo cáo
tiến độ trước, trong và sau đợt tiêm chủng.
- Báo cáo
hàng ngày, định kỳ và đột xuất.
VII. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí
Trung ương hỗ trợ 50% mua vắc xin, bơm kim tiêm và hộp an toàn cho nhóm đối
tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP.
- Các
khoản khác chi từ nguồn kinh phí địa phương bao gồm:
+ 50% kinh
phí mua vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn tiêm cho người thuộc nhóm đối tượng
ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP và người trên 18 tuổi không thuộc nhóm ưu
tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP.
+ Bổ sung
trang thiết bị dây chuyền lạnh vận chuyển và bảo quản vắc xin.
+ Vận
chuyển và bảo quản vắc xin từ tuyến trung ương về địa phương và tại địa phương.
+ Các hoạt
động Hội nghị triển khai, tập huấn cho Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố
các điểm tiêm chủng trên địa bàn.
+ Các hoạt
động truyền thông.
+ In ấn
biểu mẫu, báo cáo.
+ Công
tiêm, kiểm tra giám sát, vật tư phục vụ tiêm chủng,...
- Tổng
kinh phí địa phương dự trù khoảng: 70.440.665.920 đồng (Chi tiết đính
kèm Phụ lục 2), các khoản chi bao gồm:
+ Kinh phí
mua vắc xin: 62.103.350.000 đồng.
+ Kinh phí
mua bơm kim tiêm, vật tư tiêm chủng: 615.036.520 đồng.
+ Hỗ trợ
cán bộ thực hiện tiêm chủng: 1.160.216.000 đồng.
+ Vận động
tiêm chủng: 580.108.000 đồng.
+ Tập huấn
hướng dẫn sử dụng vắc xin: 29.080.000 đồng.
+ In ấn
các loại biểu mẫu: 1.044.194.400 đồng.
+ Kinh phí
tổ chức truyền thông: 433.825.000 đồng.
+ Bổ sung
thiết bị dây chuyền lạnh bảo quản và vận chuyển vắc xin: 4.376.000.000 đồng.
+ Hỗ trợ
kinh phí vận chuyển vắc xin, giám sát và các khoảng chi khác: 98.856.000 đồng.
VIII. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Bố trí
nguồn lực thực hiện Kế hoạch, trong đó xác định rõ, chính xác đối tượng thuộc
nhóm ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19; huy động tối đa các lực lượng tham
gia tiêm chủng; tổ chức tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả, theo dõi và xử
trí kịp thời sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể xảy ra. Chỉ đạo và phối hợp
với các đơn vị liên quan triển khai theo kế hoạch.
- Chủ trì
và phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị triển khai
thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp
Sở Tài chính và các đơn vị liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện tiêm vắc
xin phòng COVID-19.
- Chỉ đạo
các đơn vị điều trị chuẩn bị các phương án đảm bảo sẵn sàng cấp cứu, xử trí tai
biến đảm bảo an toàn trong tiêm chủng.
- Tổ chức
kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai tiêm vắc xin COVID-19 trên địa bàn
Tỉnh.
- Định kỳ
tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện công tác tiêm
vắc xin.
- Chỉ đạo
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:
+ Lập kế
hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 chi tiết; xây dựng và triển khai kế
hoạch tăng cường hệ thống dây chuyền lạnh tại các tuyến.
+ Chịu
trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin cho các huyện, thị xã,
thành phố.
+ Xây dựng
các thông điệp truyền thông về sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
2. Sở Tài
chính
Chủ trì,
phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan cân đối, bố trí kinh phí triển
khai thực hiện Kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 theo quy định.
3. Sở
Thông tin và Truyền thông, Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu
Giang
- Phối hợp
ngành Y tế tổ chức đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở cho người dân và cộng
đồng về đối tượng tiêm chủng, ý nghĩa, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng
COVID-19, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng, vận động người dân đồng thuận sử
dụng vắc xin phòng COVID-19 để đảm bảo tỷ lệ bao phủ trong cộng đồng.
- Chỉ đạo
các cơ quan truyền thông đại chúng của tỉnh tham gia công tác tuyên truyền, vận
động trong tổ chức tiêm vắc xin COVID-19.
4. Sở,
ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Tỉnh
- Lập danh
sách đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 thuộc quản lý của đơn vị theo hướng
dẫn của Sở Y tế; phối hợp tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch cụ
thể của ngành y tế, đảm bảo các đối tượng được tiêm vắc xin đầy đủ, đúng tiến
độ.
- Phối
hợp, hỗ trợ ngành y tế thực hiện các hoạt động trong Kế hoạch tổ chức tiêm
chủng vắc xin phòng COVID-19 có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
5. UBND
huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp
chặt chẽ với Sở Y tế trong việc xây dựng Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng
COVID-19 trên địa bàn. Chỉ đạo tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình
thức cho người dân và cộng đồng về đối tượng tiêm chủng, loại vắc xin phòng
COVID-19, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng.
- Tiếp tục
triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong
trạng thái bình thường mới.
Trên đây
là Kế hoạch hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang; đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND huyện, thị
xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực
hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt
thẩm quyền, đề nghị cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
-
Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng);
- Viện Pasteur TP. HCM;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- Trung tâm CDC tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Lưu: VT, NCTH. LHT.
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đồng
Văn Thanh
|
PHỤ
LỤC 1
ĐĂNG KÝ MUA VÀ CAM KẾT SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19
(Kèm theo Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh)
Stt
|
Đối
tượng tiêm vắc xin
|
Tổng số
lượng người
|
Trong đó
|
Số lượng
vắc xin (2 liều/người, tỷ lệ hao phí 1,1)
|
Ghi chú
|
Số đối
tượng do các cơ quan trung ương quản lý
|
Số người
dân trên địa bàn và các đối tượng do địa phương quản lý
|
(1)
|
(2)
|
(3)=(4)+(5)
|
(4)
|
(5)
|
(6)=(3)*(2)*1,1
|
|
I. Đối tượng ưu
tiên tiêm và miễn phí (khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP)
|
(Dự kiến Vắc xin sử
dụng là AstraZeneca)
|
1
|
Lực lượng tuyến đầu
phòng, chống dịch
|
8.337
|
|
8.337
|
18.341
|
1.1
|
Người làm việc
trong các cơ sở y tế
|
3.574
|
|
3.574
|
7.863
|
1.2
|
Người tham gia
phòng chống dịch
|
4.763
|
|
4.763
|
10.479
|
-
|
Thành viên Ban chỉ
đạo phòng, chống dịch các cấp
|
1.643
|
|
1.643
|
3.615
|
-
|
Người làm việc ở
các khu cách ly
|
103
|
|
103
|
227
|
-
|
Người làm nhiệm vụ
truy vết, điều tra dịch tễ
|
240
|
|
240
|
528
|
-
|
Tổ COVID-19 dựa vào
cộng đồng
|
2.183
|
|
2.183
|
4.803
|
-
|
Tình nguyện viên
|
568
|
|
568
|
1.250
|
-
|
Phóng viên
|
26
|
|
26
|
57
|
2
|
Nhân viên, cán bộ
ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; Cán bộ trực tiếp tham gia đón
các đoàn khách của Chính phủ và đón người Việt Nam từ nước ngoài về; Đoàn
Ngoại giao và các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam.
|
0
|
|
0
|
0
|
3
|
Nhân viên, hải
quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh
|
0
|
0
|
0
|
0
|
4
|
Người cung cấp các
dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước
|
1.054
|
|
1.054
|
2.319
|
5
|
Giáo viên, người
làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo
|
10.952
|
|
10.952
|
24.094
|
6
|
Người làm việc tại
các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người
|
3.535
|
215
|
3.320
|
7.777
|
7
|
Người mắc các bệnh
mạn tính
|
41.540
|
|
41.540
|
91.388
|
8
|
Người trên 65 tuổi
|
86.582
|
|
86.582
|
190.480
|
9
|
Người sinh sống tại
các vùng có dịch
|
0
|
|
0
|
0
|
10
|
Người nghèo
|
17.098
|
|
17.098
|
37.616
|
11
|
Các đối tượng chính
sách xã hội
|
22.542
|
|
22.542
|
49.592
|
12
|
Người được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài
|
0
|
|
0
|
0
|
|
Cộng (mục I)
|
191.640
|
|
191.640
|
421.608
|
II. Số đối tượng
khác không quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ
mà UBND tỉnh, thành phố dự kiến mua từ nguồn ngân sách của địa phương (ngoài
mục I)
|
(Dự kiến
mua Vắc xin sử dụng là Pfizer)
|
|
Nhóm trên 18 tuổi
|
98.414
|
x
|
98.414
|
216.511
|
|
Cộng (mục II)
|
98.414
|
x
|
98.414
|
216.511
|
TỔNG CỘNG
(I+II)
|
290.054
|
x
|
290.054
|
638.119
|
|
Tổng
kinh phí: 62.103.316.000 (Trong đó, 50% kinh phí trong các nhóm ưu tiên (mục
I) và 100% kinh phí mua vắc xin cho nhóm tại mục II)
|