Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 77/KH-UBND
Ngày ban hành 23/04/2018
Ngày có hiệu lực 23/04/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Lê Văn Tâm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 23 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN TRONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN VỀ NỘI DUNG CỦA CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn”, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn thành phố về nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn;

b) Tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời, toàn diện và có hiệu quả các nhiệm vụ được nêu trong Đề án phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

2. Yêu cầu

a) Các hoạt động phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Đề án và yêu cầu thực tiễn của địa phương; phù hợp với các đối tượng của Đề án, hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;

b) Lồng ghép triển khai các hoạt động của Đề án với việc thực hiện các Chương trình, Đề án, kế hoạch về phổ biến giáo dục pháp luật; gắn với việc triển khai tuyên truyền, phổ biến các văn bản mới đã ban hành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả;

c) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia triển khai thực hiện Đề án tại địa phương.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Nội dung tuyên truyền, phổ biến

a) Nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn; các văn bản về việc phê chuẩn, triển khai thực hiện Công ước;

b) Quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, bao gồm:

- Các quyền về con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là các quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến phòng, chống tra tấn;

- Các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự liên quan đến các hành vi tra tấn; các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo để bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người và phù hợp với yêu cầu của Công ước chống tra tấn;

- Nội dung cơ bản của Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Xử lý vi phạm hành chính, các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức bảo đảm tôn trọng quyền con người khi thi hành công vụ liên quan đến phòng, chống tra tấn;

- Các quy định pháp luật về bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực với trẻ em và các đối tượng yếu thế phù hợp với Điều 16 của Công ước chống tra tấn;

- Các quy định, chính sách dự kiến sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ban hành mới trong quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống tra tấn.

c) Các hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; các biện pháp nghiệp vụ mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được áp dụng trong quá trình tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định có liên quan;

d) Tình hình phòng ngừa, đấu tranh, xử lý của các cơ quan nhà nước đối với hành vi tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo; vô nhân đạo, hạ nhục con người.

2. Hình thức thực hiện

a) Tổ chức quán triệt, phổ biến những quy định của pháp luật về phòng, chng tra tn và nội dung Công ước chng tra tn cho cán bộ, công chức, viên chức, Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật, Hòa giải viên cơ sở:

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;

- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, đơn vị có liên quan;

- Thời gian thực hiện: Năm 2018;

- Sản phẩm đạt được: Tổ chức Hội nghị, các lớp tập huấn.

[...]