Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2022 về Chiến lược giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 70/KH-UBND
Ngày ban hành 07/03/2022
Ngày có hiệu lực 07/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Tráng Thị Xuân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/KH-UBND

Sơn La, ngày 07 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Căn cứ Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045;

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2045, nhằm đưa Giáo dục nghề nghiệp góp phần phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề cao cho tăng trưởng nhanh, bền vững, bao trùm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn. Phấn đấu đưa Giáo dục nghề nghiệp của tỉnh tiếp cận trình độ trong khu vực vào năm 2030 và bắt kịp trình độ các nước tiên tiến vào năm 2045.

- Phát triển nhanh Giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển của tỉnh trong từng giai đoạn. Phát triển GDNN theo hướng đa dạng, mở, linh hoạt, liên thông, dễ tiếp cận về cơ cấu ngành/nghề, trình độ và phương thức đào tạo (đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao …), tạo ra nhiều cơ hội, mở ra nhiều con đường cho tất cả mọi người có thể lựa chọn để phát triển năng lực cá nhân và thành công trong suốt cuộc đời lao động nghề nghiệp.

- Ứng dụng nhanh, rộng rãi các thành quả của công nghệ đào tạo, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn vào quá trình dạy - học, quản lý và quản trị, đổi mới sáng tạo - khởi nghiệp trong GDNN. Chuyển hướng đào tạo từ diện nghề hẹp, chuyên sâu sang đào tạo diện nghề rộng, tích hợp liên ngành/nghề dựa trên nền tảng tăng hàm lượng chất xám và kỹ năng thích ứng linh hoạt, để người học dễ dàng dịch chuyển nghề nghiệp trên thị trường lao động không biên giới và đa văn hóa.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2025

- Thu hút 40 - 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển mới.

- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.

- Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề đạt 45%.

- Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 35%.

- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%.

- Ít nhất có 01 trường cao đẳng và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.

- Phấn đấu 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia.

- Phấn đấu 80% người lao động có việc làm mới, hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn sau khi học nghề.

- Xây dựng Trường Cao đẳng Sơn La thành trường chất lượng cao.

2.2. Đến năm 2030

- Thu hút 50 - 55% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển mới.

- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động.

- Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề đạt 50%.

- Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 40%.

- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.

[...]