Kế hoạch 67/KH-UBND về công tác quản lý thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 trên địa bàn do tỉnh Tây Ninh ban hành
Số hiệu | 67/KH-UBND |
Ngày ban hành | 14/01/2020 |
Ngày có hiệu lực | 14/01/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký | Nguyễn Thanh Ngọc |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/KH-UBND |
Tây Ninh, ngày 14 tháng 01 năm 2020 |
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI HÀNH PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
1. Mục đích
Đảm bảo triển khai thống nhất, đồng bộ việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Đánh giá thực trạng và hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, kịp thời phát hiện những sai phạm, vướng mắc, bất cập trong việc thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trên cơ sở đó chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả hoặc kiến nghị các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Yêu cầu
Tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 17 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chương II Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định 81/2013/NĐ-CP) và khoản 25, 26, 27, 28, 29, 30 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 97/2017/NĐ-CP).
Trong quá trình thực hiện, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện bảo đảm quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
Việc triển khai thực hiện phải thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, có trọng tâm, trọng điểm.
1. Phổ biến pháp luật, hướng dẫn tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính
1.1 Hướng dẫn tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính
- Nội dung công việc: Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, thống kê báo cáo, nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện hoặc tham mưu thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
- Sản phẩm đầu ra: Hội nghị tập huấn, hướng dẫn về quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính và nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính
- Trách nhiệm thực hiện: Trong năm 2020.
+ Sở Tư pháp: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, thống kê báo cáo cho cán bộ pháp chế sở, ngành (hoặc công chức được giao nhiệm vụ làm công tác pháp chế), công chức tư pháp cấp huyện.
+ Sở, ban, ngành tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực do sở, ngành, địa phương quản lý cho cán bộ phụ trách hoặc trực tiếp làm công tác xử lý vi phạm hành chính.
1.2 Phổ biến pháp luật xử lý vi phạm hành chính
- Nội dung thực hiện: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định về xử phạt vi phạm hành chính.
- Hình thức thực hiện: Tổ chức hội nghị; các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Trách nhiệm thực hiện:
+ Sở Tư pháp: Tổ chức phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định về xử phạt vi phạm hành chính và công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Sở, ban, ngành tỉnh: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật quy định về xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của sở, ngành mình và các quy định pháp luật về tài nguyên và môi trường.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử lý vi phạm hành chính, các quy định về tài nguyên và môi trường đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa phương mình quản lý.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020
2. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
2.1 Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.