ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6555/KH-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THEO
DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7
năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số
32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP;
Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn
thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP.
Để triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật năm 2024 trên địa bàn Thành phố theo quy định của Nghị định
số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành,
trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp tại Công văn số 7344/STP-THPL ngày 21 tháng
12 năm 2023, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch theo dõi
tình hình thi hành pháp luật năm 2024 trên địa bàn Thành phố như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi
tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn Thành phố, qua đó đánh giá thực tiễn
thi hành pháp luật và kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh để có các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống
pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật được thực hiện thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, gắn
với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, các cấp chính quyền.
b) Phát huy hiệu quả sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố trong việc thực hiện theo dõi tình hình
thi hành pháp luật tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức,
cá nhân trong việc thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
c) Đảm bảo các điều kiện về nhân lực và kinh phí thực
hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
d) Kế hoạch phải được triển khai thực hiện đồng bộ
trên địa bàn Thành phố, xác định trách nhiệm cho từng cấp, ngành, đơn vị một cách
cụ thể, rõ ràng, công khai.
II. LĨNH VỰC CẦN THEO DÕI, ĐÁNH
GIÁ
1. Các sở, ban, ngành căn cứ quy định của Nghị định
số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP, văn bản hướng dẫn thi hành về
công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Kế hoạch của các Bộ, ngành
Trung ương về lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của
ngành mình, chủ động ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và
tổ chức thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực
pháp luật trong hệ thống ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo tiến độ
và nội dung theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức
căn cứ quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và
văn bản hướng dẫn thi hành về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, đảm
bảo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện đồng bộ, toàn
diện trên địa bàn Thành phố.
3. Trên cơ sở Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành
pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 của Chính phủ, căn cứ Kế
hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Thành phố năm
2024 và thực tiễn thi hành pháp luật trên địa bàn Thành phố, Sở Tư pháp tham
mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xác định lĩnh vực trọng tâm, trọng tâm liên ngành
để bổ sung vào Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 trên địa
bàn Thành phố, đảm bảo việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện
có trọng tâm, trọng điểm.
III. NỘI DUNG CẦN THEO DÕI, ĐÁNH
GIÁ
Các nội dung cụ thể cần theo dõi, đánh giá thực hiện
theo quy định tại Chương 2 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 2 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP, trong đó chú trọng xem xét đánh giá
về:
1. Tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi của các
quy định pháp luật, qua đó kịp thời đề xuất, kiến nghị xử lý những nội dung,
quy định chồng chéo, thiếu đồng bộ, không khả thi hoặc những khoảng trống pháp
luật.
2. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành
pháp luật của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
3. Tình hình tuân thủ, chấp hành pháp luật của các
tổ chức, cá nhân, người có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành pháp luật.
4. Tác động tích cực, tác động tiêu cực của việc
thi hành các quy định của pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC
HIỆN
1. Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp
luật
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức thu thập và xử lý thông tin về tình hình thi
hành pháp luật qua báo cáo của các đơn vị, kết quả hoạt động kiểm tra, điều
tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, thông tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và các nguồn
thông tin phù hợp khác theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc đánh giá
thực trạng tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực pháp luật thuộc phạm
vi quản lý của ngành, địa phương. Hoạt động thu thập và xử lý thông tin tình
hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành do sở, ngành được
giao là đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện.
Việc xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
được thực hiện theo quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số
32/2020/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành.
Thời gian thực hiện: trong năm 2024.
2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giao Giám đốc Sở
Tư pháp quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình thi
hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành và công tác triển khai thực
hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Đoàn kiểm tra do Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng
đoàn với sự tham gia của các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến
nội dung, phạm vi kiểm tra; căn cứ nội dung, đối tượng kiểm tra và tình hình cụ
thể tại thời điểm kiểm tra có thể mời đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân
Thành phố và đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố.
Bên cạnh việc tổ chức kiểm tra đối với lĩnh vực trọng
tâm liên ngành và công tác triển khai thực hiện theo dõi tình hình thi hành
pháp luật, tùy theo tình hình và yêu cầu thực tế, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ
quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành hoặc giao các sở, ngành tổ chức
kiểm tra đối với những lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi quản lý của các sở, ngành
khi có phát sinh khó khăn, vướng mắc hoặc bất cập.
Thời gian thực hiện: trong năm 2024.
3. Điều tra, khảo sát
Sở, ban, ngành được phân công là đơn vị chủ trì thực
hiện theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm liên ngành; các sở, ban, ngành căn cứ
tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý chủ động phối
hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hoạt động điều tra, khảo sát tình hình
thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP được hướng
dẫn tại Điều 5 Thông tư số 04/2021/TT-BTP.
Căn cứ yêu cầu về việc thu thập thông tin về tình
hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm liên ngành, Sở Tư pháp chủ động
quyết định tổ chức hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.
Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức chủ
động tổ chức hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong phạm
vi địa bàn quản lý hoặc phối hợp thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi
hành pháp luật khi có yêu cầu của các sở, ngành được giao là đơn vị chủ trì đối
với lĩnh vực trọng tâm liên ngành năm 2024, đề nghị của Sở Tư pháp và các sở,
ngành khác.
Thời gian thực hiện: trong năm 2024.
4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành
pháp luật
Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả điều
tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận,
huyện, thành phố Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan, người có thẩm
quyền xử lý hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để kiến nghị các cơ quan
Trung ương xử lý theo thẩm quyền.
Nội dung xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành
pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP.
Thời gian thực hiện: trong năm 2024.
5. Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật
a) Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật của sở,
ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Thủ trưởng sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận, huyện, thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm báo cáo về tình hình thi hành
pháp luật trong đó có tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm của
ngành, trọng tâm liên ngành, gửi Sở Tư pháp và các sở, ngành được giao là đơn vị
chủ trì theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm liên ngành.
Các sở, ngành là đơn vị chủ trì, căn cứ thông tin
thu thập được, thực tiễn quản lý của ngành và báo cáo của Ủy ban nhân dân quận,
huyện, thành phố Thủ Đức, các cơ quan liên quan, tổng hợp thành báo cáo về tình
hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành thuộc phạm vi quản
lý của ngành mình, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Tư pháp).
Nội dung báo cáo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư
pháp và triển khai của Sở Tư pháp.
Thời hạn báo cáo: thực hiện theo quy định, hướng dẫn
của Bộ, ngành Trung ương và triển khai, hướng dẫn của Sở Tư pháp.
b) Báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Trên cơ sở kết quả thông tin về tình hình thi hành
pháp luật thu thập được thông qua hoạt động kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên
ngành, báo cáo của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố
Thủ Đức, Sở Tư pháp tổng hợp xây dựng báo cáo về tình hình thi hành pháp luật
trên địa bàn Thành phố năm 2024 tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Bộ
Tư pháp theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng sở, ban, ngành Thành phố
a) Chủ động xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình
thi hành pháp luật năm 2024 của đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện Kế
hoạch, trong đó, lưu ý việc triển khai theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối
với lĩnh vực trọng tâm của ngành theo hướng dẫn, triển khai của các Bộ, ngành
Trung ương.
b) Xây dựng báo cáo về tình hình thi hành pháp luật
đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, gửi về sở,
ngành được giao chủ trì thực hiện theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm liên
ngành năm 2024 và Sở Tư pháp đúng thời hạn, đảm bảo đầy đủ về nội dung theo yêu
cầu nêu tại khoản 5 Mục IV của Kế hoạch này.
c) Phối hợp thực hiện các hoạt động theo dõi tình
hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của sở, ngành được giao chủ trì thực hiện
theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm liên ngành năm 2024, Đoàn kiểm tra liên
ngành và đề nghị của Sở Tư pháp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành
phố Thủ Đức
a) Xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành
pháp luật năm 2024 của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch,
trong đó lưu ý việc triển khai thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật
đối với lĩnh vực trọng tâm liên ngành theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân Thành
phố và bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức thực hiện theo dõi tình hình thi
hành pháp luật trên địa bàn.
b) Xây dựng báo cáo về tình hình thi hành pháp luật
năm 2024 trên địa bàn, trong đó có lĩnh vực trọng tâm liên ngành, gửi về Sở,
ngành được giao chủ trì đối với lĩnh vực trọng tâm liên ngành năm 2024 và Sở Tư
pháp đúng thời hạn, đảm bảo đầy đủ về nội dung theo yêu cầu nêu tại khoản 5 Mục
IV của Kế hoạch này.
c) Phối hợp thực hiện các hoạt động theo dõi tình
hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của sở, ngành được giao chủ trì thực hiện
theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm năm 2024, Đoàn Kiểm tra liên ngành và đề
nghị của Sở Tư pháp.
3. Giám đốc Sở Tư pháp
a) Chủ trì, tổ chức thực hiện Kế hoạch này và hướng
dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành
phố Thủ Đức thực hiện, phối hợp thực hiện.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xác định lĩnh
vực trọng tâm liên ngành thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật của
năm 2024 theo quy định tại khoản 3 Mục II của Kế hoạch này.
c) Căn cứ tình hình và yêu cầu thực tế, chủ động
ban hành Kế hoạch kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và Quyết định thành lập
Đoàn Kiểm tra liên ngành theo nhiệm vụ được giao tại khoản 2 Mục IV Kế hoạch
này.
d) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố việc tổ chức
kiểm tra đối với những lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của các sở, ban,
ngành khi có phát sinh khó khăn, vướng mắc hoặc bất cập.
đ) Chủ trì triển khai và hướng dẫn công tác tổng hợp
báo cáo về tình hình thi hành pháp luật năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Thủ trưởng sở, ngành được phân công là đơn vị
chủ trì thực hiện theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm liên ngành
a) Đôn đốc các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện
công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm liên
ngành và cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật để tổng hợp theo
yêu cầu nêu tại khoản 5 Mục IV Kế hoạch này.
b) Chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động theo
dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm liên ngành; phối hợp
với Sở Tư pháp thực hiện hoạt động kiểm tra tình hình thi hành pháp luật.
c) Tổng hợp, xây dựng báo cáo về tình hình thi hành
pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm liên ngành trên địa bàn Thành phố, đảm bảo
đầy đủ về nội dung, gửi Sở Tư pháp đúng thời hạn theo yêu cầu tại khoản 5 Mục
IV của Kế hoạch này.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, Đoàn Luật
sư Thành phố, Hội Luật gia Thành phố cung cấp thông tin về tình hình thi hành
pháp luật theo đề nghị của Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành được phân công chủ
trì thực hiện theo dõi đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.
6. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức có trách nhiệm chỉ đạo, phân công, bố trí
nguồn lực cho việc tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời và hiệu quả các nhiệm vụ,
nội dung hoạt động của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo Kế
hoạch này và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố; chịu trách nhiệm trước Ủy
ban nhân dân Thành phố về việc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp
thời, làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm chỉ số cải cách hành chính (Par-Index) của
Thành phố.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện các hoạt động theo dõi tình
hình thi hành pháp luật được thực hiện theo các quy định hiện hành có quy định
nội dung chi, mức chi cho các hoạt động tương ứng.
2. Đối với các hoạt động Ủy ban nhân Thành phố giao
Sở Tư pháp thực hiện và các hoạt động do Sở Tư pháp chủ trì theo quy định: sử dụng
kinh phí ngoài khoản đã cấp cho Sở Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ tham mưu thực
hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Đối với các hoạt động thuộc trách nhiệm của các
sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức thực hiện:
các cơ quan lập dự toán, phân bổ kinh phí thực hiện theo quy định.
Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn Sở Tư pháp, sở,
ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức lập dự toán, quyết
toán kinh phí theo các quy định hiện hành.
Trên đây là kế hoạch theo dõi tình hình thi hành
pháp luật năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Cục QLXLVPHC&TDTHPL- Bộ Tư pháp;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố;
- Tòa án nhân dân Thành phố;
- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố;
- Sở, ban, ngành Thành phố;
- Đoàn Luật sư Thành phố;
- Hội Luật gia Thành phố;
- UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Các Phòng NCTH;
- Lưu: VT, (NCPC/Kh).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Minh Châu
|