Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2019 về tăng cường kiểm soát thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 64/KH-UBND
Ngày ban hành 19/03/2019
Ngày có hiệu lực 19/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Thị Thìn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 03 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT THỰC PHẨM CUNG ỨNG TỪ NGOÀI TỈNH VÀO TRONG TỈNH ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tăng cường kiểm soát thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm đến năm 2020 với các nội dung sau:

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

2. Phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện cụ thể cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác kiểm soát thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh tiêu thụ đáp ứng các quy định về an toàn thực phm.

3. Việc triển khai, tổ chức thực hiện phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực, đúng nội dung, tiến độ, tạo chuyển biến rõ nét đối với công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh cũng như kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh đưa vào tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh; phấn đấu đến hết năm 2020, các loại thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh tiêu thụ được kiểm soát chặt chẽ trong các khâu: lưu thông, bảo quản, kinh doanh, sử dụng và cơ bản đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm; góp phần bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

2. Mc tiêu cthể

- Đến tháng 6 năm 2019: 100% cơ sở tham gia hoạt động vận chuyển, lưu thông, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh được rà soát, thống kê và đưa vào danh sách quản lý của các cơ quan chuyên môn từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Đến hết năm 2019: 80% trở lên các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày được đưa từ ngoài tỉnh vào tiêu thụ trên địa bàn tỉnh như: Gạo; rau, củ, quả; thịt gia súc, gia cầm; thủy sản; thực phẩm chế biến ăn ngay được kiểm soát chặt chẽ trong các khâu lưu thông, bảo quản, kinh doanh, sử dụng và cơ bản đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm.

- Đến hết năm 2020: 95% trở lên các loại thực phẩm từ ngoài tỉnh đưa vào trong tỉnh tu thụ được kiểm soát chặt chẽ trong các khâu lưu thông, bảo quản, kinh doanh, sử dụng và cơ bản đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh

a) Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tn báo chí trên địa bàn tỉnh tăng thời lượng, tần xuất phát sóng, số lượng tin bài, kịp thời tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia, không tiếp tay cho các hoạt động vận chuyển, kinh doanh sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh; công khai tên, địa chỉ các cơ sở vận chuyển, bảo quản, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm để người tiêu dùng được biết và tránh sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.

b) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức về quản lý, giám sát an toàn thực phẩm cho các tổ giám sát an toàn thực phẩm tại chợ, các cơ sở vận chuyển, bảo quản, kinh doanh thực phẩm từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh; hoàn thành trước tháng 10/2019.

c) Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh chtrì thực hiện việc in ấn, treo các biển có thông tin số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của nhân dân về các hành vi vận chuyển, bảo quản, kinh doanh thực phẩm từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh không đảm bảo an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; hoàn thành trước tháng 6/2019.

2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển, bảo quản, kinh doanh thực phẩm từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh

a) Các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát, thống kê, cập nhật danh sách tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận chuyển, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh; chú trọng đối với các sản phẩm: Gạo; rau, củ, quả; thịt gia súc, gia cầm; thủy sản; thực phẩm chế biến ăn ngay; rượu, bia, nước giải khát, nước ung đóng chai; hoàn thành trong tháng 6 năm 2019.

b) Sở Công Thương

- Trên cơ sở nội quy mẫu về chợ được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2277/2004/QĐ-UB ngày 19/7/2004 và các quy định hiện hành của nhà nước có liên quan, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp quản lý chợ xây dựng chi tiết nội dung Điều 8 của nội quy chợ, trong đó quy định hình thức xử lý đối với việc kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; hoàn thành trong tháng 4/2019.

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tiêu chí xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017; năm 2019 ban hành Kế hoạch trước tháng 4/2019, năm 2020 ban hành Kế hoạch trước tháng 01/2020.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về kinh doanh sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh sản phẩm thực phẩm tại các chợ đầu mối, tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm thực phẩm từ ngoài tỉnh đưa vào chợ trước khi đưa đi phân phối, tiêu thụ tại các địa phương trong tỉnh; năm 2019 ban hành Kế hoạch trước tháng 4/2019, năm 2020 ban hành Kế hoạch trước tháng 01/2020.

- Chỉ đạo Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ Thực vật thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật tại các chốt, trạm kiểm dịch trên địa bàn tnh; kiên quyết không để các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật từ ngoài tnh không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm lưu thông vào địa bàn tỉnh.

[...]