Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2017 về phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2021

Số hiệu 64/KH-UBND
Ngày ban hành 07/06/2017
Ngày có hiệu lực 07/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 07 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2021

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường bộ máy lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020; Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị; Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020”; Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”; triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 26/9/2013 của UBND tỉnh Ninh Bình về thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 tỉnh Ninh Bình.

- Phát triển thể thao thành tích cao Ninh Bình nhanh và bền vững phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thể thao Việt Nam, khẳng định vị thế của thể thao thành tích cao tỉnh Ninh Bình trên toàn quốc, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương và con người Ninh Bình đối với bạn bè trong nước và quốc tế.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu chung

- Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Ninh Bình đến năm 2021 nhằm xây dựng và phát triển nền thể thao thành tích cao ổn định, vững chắc; xây dựng đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, đóng góp nhiều vận động viên cho các đội tuyển quốc gia và đạt thành tích cao tại các giải quốc gia, quốc tế và khu vực.

- Hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, nâng cao thành tích thi đấu thể thao, tăng cường hội nhập với nền thể thao trong nước và quốc tế, đưa thể thao thành tích cao của tỉnh Ninh Bình phát triển ngang bằng với các tỉnh trong khu vực và tạo động lực cho phát triển thể dục thể thao quần chúng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hằng năm cử 30-35 đoàn vận động viên tham gia thi đấu các giải quốc gia và quốc tế, đạt từ 90 đến 125 huy chương.

- Phấn đấu hàng năm có 18-20 vận động viên tham gia đội tuyển, tuyển trẻ quốc gia thi đấu các giải quốc tế và khu vực, đạt 10-15 huy chương tại các giải quốc tế.

- Đóng góp các vận động viên tham gia đoàn thể thao Việt Nam tham dự các kỳ Seagames 29, 30, 31 từ 2-3 vận động viên, đạt thành tích từ 2-3 huy chương tại mỗi kỳ Seagames.

- Tại Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 phấn đấu có 80 vận động viên của 8 môn tham gia thi đấu, đạt thành tích 18-20 huy chương các loại, trong đó có 6-8 huy chương vàng, xếp hạng từ 25 - 30/65 tỉnh, thành, ngành.

- Đội Bóng chuyền trụ vững hạng mạnh, phấn đấu vào tốp 4 đội dẫn đầu giải Vô địch quốc gia.

- Số môn thể thao được đào tạo hằng năm là 14 môn, số vận động viên được đào tạo tập trung năm 2017-2019 là 150-160 vận động viên, năm 2020- 2021 là 180 vận động viên.

TT

Nội dung

ĐVT

Năm

2017

2018

2019

2020

2021

1

Số môn đầu tư đào tạo

Môn

12

14

14

14

14

2

Số vận động viên

VĐV

150

160

160

180

180

VĐV NK tập trung

VĐV

70

75

75

90

90

VĐV đội tuyển trẻ

VĐV

40

40

40

45

45

VĐV đội tuyển (1,2)

VĐV

40

45

45

45

45

3

Số lượng huy chương

HC

95

110

120

125

125

Biểu chi tiết: Chỉ tiêu đào tạo vận động viên năm 2017 đến năm 2021

3. Nhiệm vụ

a) Quy hoạch nhóm các môn thể thao để đầu tư:

+ Nhóm 1: Đầu tư đào tạo từ 10-12 môn thể thao trong hệ thống Olympic và các môn đạt Huy chương tại Đại hội TDTT toàn quốc và huy chương quốc tế như: Bóng chuyền, điền kinh, cờ vua, võ karatedo, vật, cử tạ, judo, boxing, bơi lội, vovinam... Trong đó chú trọng đầu tư 4 môn trọng điểm truyền thống của tỉnh: Bóng chuyền, cờ vua, vật, điền kinh.

+ Nhóm 2: Đào tạo 4 môn để làm nòng cốt phát triển phong trào thể dục thể thao của tỉnh: Quần vợt, cầu lông, bóng bàn, thể hình.

b) Quy hoạch địa bàn đầu tư trọng điểm các môn thể thao năng khiếu nghiệp dư cơ sở để đào tạo vận động viên bổ sung cho tuyến đội tuyển của tỉnh.

c) Hoàn thiện hệ thống đào tạo vận động viên từ cơ sở đến cấp tỉnh theo các tuyến: Năng khiếu nghiệp dư; năng khiếu; tuyển trẻ và đội tuyển.

d) Đầu tư đặc biệt những môn có các vận động viên mũi nhọn, gửi đi tập huấn trong nước tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia và nước ngoài để nâng cao thành tích vận động viên.

e) Cử đội ngũ huấn luyện viên, trọng tài, bác sĩ thể thao đi đào tạo tại các trường, các Trung tâm thể thao để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu phát triển thể thao thành tích cao.

III. GIẢI PHÁP

1. Về tổ chức quản lý

[...]