Kế hoạch 632/KH-UBND năm 2015 triển khai thực hiện “Chiến lược hướng tới mục tiêu 90-90-90 giai đoạn 2015-2017 tầm nhìn năm 2020” trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 632/KH-UBND
Ngày ban hành 16/10/2015
Ngày có hiệu lực 16/10/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Đinh Thị Lệ Thanh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 632/KH-UBND

Nghệ An, ngày 16 tháng 10 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU 90-90-90 GIAI ĐOẠN 2015-2017 TẦM NHÌN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Để thực hiện cam kết của chính phủ Việt Nam với Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên hiệp quốc ngày 25/10/2014 về việc thực hiện chiến lược tiếp cận 90-90-90 vào năm 2020 (sau đây gọi tắt là kế hoạch 90-90-90), trong đó: 90% người nhiễm HIV được biết về tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV đã phát hiện được điều trị bằng thuốc ARV, 90% người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi rút được ức chế, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã lựa chọn được 5 tỉnh, thành phố làm tỉnh ưu tiên để triển khai kế hoạch 90-90-90 trong đó có tỉnh Nghệ An. Cục Phòng chống HIV/AIDS cùng với các dự án thuộc chương trình PEPFAR, dự án Quỹ Toàn cầu và các tổ chức quốc tế khác phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban ngành khác của Nghệ An tiến hành khảo sát và lập kế hoạch thực hiện “Chiến lược hướng tới mục tiêu 90-90-90 giai đoạn 2015-2017, tầm nhìn 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An” với các nội dung như sau:

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TẠI TỈNH NGHỆ AN

1. Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội liên quan đến dịch HIV tại Nghệ An

Nghệ An là tỉnh nằm ở khu vực Bắc miền Trung, có diện tích tự nhiên rộng 16.489 km2; phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 82 km, phía tây giáp Lào với 419 km đường biên giới; dân số hơn 3 triệu người, phân bố thành 21 đơn vị hành chính (17 huyện, 01 thành phố, 03 thị xã) với 480 xã, phường, thị trấn. Do địa bàn rộng và tiếp giáp khu vực biên giới nên tình hình mua bán ma túy khá phức tạp và khó kiểm soát. Số người nghiện ma túy tại Nghệ An ước tính lên tới hơn 7300 người (theo số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội). Trong đó, người nghiện chích ma túy vẫn là nhóm dân số nguy cơ chính và có tác động lớn đến dịch HIV/AIDS tại Nghệ An.

2. Đặc điểm dịch tễ HIV/AIDS và hiện trạng can thiệp phòng chống dịch HIV/AIDS tại tỉnh Nghệ An

Tính đến 31/7/2015, lũy tích người nhiễm HIV phát hiện được trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 7.821 trường hợp; trong đó số người nhiễm HIV/AIDS còn sống và quản lý được trên địa bàn tỉnh là 4610 trường hợp; đã có 5178 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS; số trường hợp t vong do AIDS là 3211 trường hợp; 21/21 huyện, thị, thành phố, 439/480 (91,46%) xã, phường, thị trấn của tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV mới phát hiện có xu hướng giảm tại các huyện thành phố vùng đồng bằng nhưng lại gia tăng ở các huyện miền núi như: Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn... Theo số liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS ước tính số người nhiễm HIV còn sống tại tỉnh Nghệ An năm 2015 7.244 người, tập trung chủ yếu tại các thành phố Vinh và các huyện miền núi như Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Diễn Châu, Đô Lương và Thái Hòa. Như vậy, còn có một số lượng lớn (2.634) người nhiễm HIV chưa biết tình trạng nhiễm của mình và cn được chẩn đoán để đưa vào chăm sóc và điều trị.

Biểu đồ 1. Số người nhiễm ước tính và số người nhiễm HIV đã tìm được tại tỉnh Nghệ An năm 2015

3. Tình hình triển khai các can thiệp phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.1. Tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho nhóm dân số nguy cơ nhiễm HIV cao

Trong những năm qua, dịch vụ tiếp cận, giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi và khuyến khích sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV trong nhóm dân số nguy cơ cao được thực hiện trên 12/21 huyện thị (xem Phụ lục 1). Tại các huyện này, mỗi năm trung bình tiếp cận và cung cấp dịch vụ được cho cho khoảng 8000 người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV, trong đó xét nghiệm HIV cho khoảng 6000 chiếm 75% tổng số người tiếp cận được.

Hiện dịch vụ tiếp cận nhóm dân số nguy cơ cao chủ yếu được thực hiện bởi mạng lưới đồng đẳng viên hoạt động theo cơ chế của dự án viện trợ, hệ thống này tuy có ưu điểm dễ tiếp cận đến nhóm nguy cơ cung cấp dịch vụ thân thiện hơn cho nhóm đích nhưng có hạn chế là chỉ bao phủ dịch vụ tại các vùng thấp, tập trung dân cư như đô thị, dịch vụ chưa bao phủ được đến các xã vùng sâu, xa. Hơn nữa, đội ngũ đồng đẳng viên còn mỏng và chưa tiếp cận được với những nhóm ẩn trong cộng đồng. Trong khi mạng lưới y tế cơ sở rất đông đảo và sẵn có hiện nay hầu như lại chưa được huy động để cung cấp các dịch vụ tiếp cận đến các nhóm dân số nguy cơ, đặc biệt tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa.

3.2. Chương trình Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện

Hiện tại đang có 11 cơ sở Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN) tại 9 huyện, thành, thị với số lượng khách hàng tiếp cận chương trình đã liên tục gia tăng qua các năm, tính riêng trong năm 2014 đã có 11598 khách hàng được tư vấn xét nghiệm trong đó 949 người được phát hiện có kết quả (+) dương tính với HIV. Tuy nhiên, ngay tại những huyện sẵn có dịch vụ xét nghiệm thì cũng chỉ bao phủ được nhóm khách hàng có nhu cầu ở vùng có nguy cơ dịch thấp hoặc thành thị. Hiện còn nhiều vùng trọng điểm về dịch tễ, khu vực miền núi chưa sẵn có dịch vụ tư vấn xét nghiệm.

3.3. Chương trình Chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV

Đến 31/7/2015 đã có 10 phòng khám ngoại trú (PKNT) triển khai tại 8 huyện, thị, thành phố bao gồm Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Nghệ An, Trung tâm Y tế (TTYT) TP. Vinh, TTYT huyện Hưng Nguyên, BVĐK huyện Diễn Châu, TTYT thị xã Thái Hòa, TTYT Đô Lương, BVĐK huyện Quỳ Châu, TTYT huyện Quế Phong, BVĐK huyện Tương Dương, BV Nhi Nghệ An, và 2 phòng khám trong trại giam số 6 Thanh Chương và trại giam số 3 Tân Kỳ. Số lượng và hoạt động các điểm vệ tinh cp phát thuốc tại tuyến xã còn hạn chế chỉ mới triển khai được tại Thị xã Thái Hòa. Hiện tại còn 13 huyện chưa được thiết lập dịch vụ chăm sóc điều trị người nhiễm HIV.

Việc tiếp cận với thuốc điều trị kháng vi rút HIV (ARV) còn gặp khó khăn. Toàn tỉnh hiện đang có 3.351 người nhiễm HIV đăng ký điều trị, trong số đó có 3.163 người bệnh đang được điều trị ARV (tính đến 31/7/2015) tương đương 68,6% người nhiễm HIV đang còn sống và quản lý được. So với số liệu ước tính, toàn tỉnh còn 2.634 người nhiễm HIV vẫn chưa tiếp cận được với điều trị.

Tình trạng mất dấu từ khi chẩn đoán HIV đến điều trị còn chiếm tỷ lệ cao: Theo báo cáo về tình hình được tiếp cận với điều trị tại huyện Quế Phong và Quỳ Châu tỉnh Nghệ An vào năm 2014, cho thy tỷ lệ mất dấu sau chẩn đoán nhiễm HIV của Quỳ Châu là 44%, tại Quế Phong là 25%.

Ở những huyện miền núi khoảng cách từ các thôn bản đến Phòng khám ngoại trú rất xa và đi lại rất khó khăn làm cho việc duy trì bệnh nhân trong điều trị và chăm sóc HIV gặp nhiều cản trở.

Bản đồ dịch vụ HIV/AIDS tại Nghệ An đến tháng 9/2015 (Xem phụ lục 1)

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU 90-90-90 GIAI ĐOẠN 2015-2017 TẦM NHÌN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN”

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

Đến 30 tháng 9 năm 2017, toàn tỉnh Nghệ An thực hiện thành công mục tiêu 90 - 90 - 90 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là:

- 6.520 người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân

- 5.868 người đã được khẳng định nhiễm HIV được điều trị duy trì bằng thuốc kháng vi rút HIV (thuốc ARV)

[...]