Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống hiện tượng vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2019-2021

Số hiệu 63/KH-UBND
Ngày ban hành 20/03/2019
Ngày có hiệu lực 20/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Thanh Hùng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 20 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HIỆN TƯỢNG VÀNG LÁ THỐI RỄ, CHẾT XANH TRÊN CÂY CÓ MÚI TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2019 - 2021

Nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp hạn chế, khắc phục, phòng ngừa tình trạng chết cây có múi, bảo vệ vùng cây ăn trái đặc sản của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch Phòng, chống hiện tượng vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2019 - 2021, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

- Xác định tác nhân, nguyên nhân gây vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi, đề xuất giải pháp khắc phục, khống chế, không để bệnh lây lan, phát triển trên diện rộng gây thiệt hại nặng cho các nhà vườn.

- Triển khai kịp thời các giải pháp trước mắt nhằm khắc phục, hạn chế bệnh vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi lây lan, tiến đến khống bệnh. Đồng thời, thực hiện các giải pháp lâu dài nhằm phòng ngừa sự phát sinh, phát triển và bệnh hại trên cây có múi, góp phần bảo vệ vùng cây ăn trái đặc sản của tỉnh, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, lợi nhuận cho người dân.

II. NỘI DUNG VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng dự trù kinh phí thực hiện cho 3 năm: khoảng 2.124.750.000 đồng (hai tỷ một trăm hai mươi bốn triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng). Trong đó:

- Năm 2019: khoảng 732.250.000 đồng, từ nguồn kinh phí dự phòng thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2019.

- Năm 2020: khoảng 696.250.000 đồng, từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện Kế hoạch Khuyến nông năm 2020.

- Năm 2021: khoảng 696.250.000 từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện Kế hoạch khuyến nông năm 2021.

(Chi tiết Phụ lục 1 đính kèm)

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Thông tin trên các phương tiện truyền thông cấp tỉnh, cấp huyện về nguyên nhân và quy trình kỹ thuật khắc phục bệnh vàng lá thối rễ, chết xanh cây có múi.

- Thực hiện chuyên mục khuyến nông về Kiến thức nông nghiệp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp về các giải pháp quản lý bệnh vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi.

- Tổ chức tập huấn, tọa đàm, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về tác nhân, nguyên nhân gây hại và các giải pháp tổng hợp quản lý bệnh vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi; trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhà vườn có vườn cây không bị nhiễm bệnh và các nhà vườn có vườn cây đang bị nhiễm bệnh tại các hợp tác xã, tổ hợp tác, các hội quán,...

2. Xây dựng điểm trình diễn

- Xây dựng mô hình ứng dụng quy trình khắc phục vườn cây đang nhiễm bệnh, xử lý cây đã chết, quản lý chăm sóc cây chưa nhiễm bệnh tại các vườn cây có múi (diện tích 1.000 - 2.000 m2/điểm) và so sánh với tập quán sản xuất của nông dân; hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm quản lý hiệu quả vườn cây có múi đến nông dân (Phụ lục 2. Quy trình kỹ thuật khắc phục bệnh vàng lá thối rễ, chết xanh cây có múi, Phụ lục 3. Quy trình ủ phân hữu cơ kèm theo).

- Xây dựng mô hình áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật sản xuất cây có múi theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững và chuyển giao cho các nhà vườn ứng dụng, thực hiện.

3. Công tác nghiên cứu phục vụ sản xuất và quản lý dịch bệnh

- Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu tìm tác nhân, nguyên nhân gây bệnh, hoàn thiện quy trình tổng hợp quản lý dịch bệnh trên vườn cây có múi nhằm chuyển giao, hỗ trợ nhà vườn thực hiện hiệu quả, bền vững.

- Nghiên cứu xác định hàm lượng dinh dưỡng, tình trạng suy thoái đất liếp vườn cây có múi và các yếu tố có liên quan làm cơ sở khoa học để chuyển giao, khuyến cáo nhà vườn ứng dụng sản xuất cây có múi hiệu quả, bền vững, khôi phục và phát triển vùng cây có múi đặc sản của địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu bước đầu của Viện Cây ăn quả Miền Nam và Trường Đại học Cần Thơ đưa ra các quy trình xử lý cây đang nhiễm bệnh; quy trình xử lý cây chết; quy trình khuyến cáo cho cây chưa nhiễm bệnh, cây trồng mới để hướng dẫn các nhà vườn áp dụng.

- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Viện Cây ăn quả Miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị nghiên cứu tổ chức thông tin tuyên truyền, tập huấn, tọa đàm hướng dẫn nông dân các giải pháp quản lý bệnh vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi.

- Phối hợp với huyện Lai Vung xây dựng các mô hình khắc phục bệnh theo quy trình tại các vườn cây có múi đang bị bệnh để rút kinh nghiệm. cập nhật, bổ sung quy trình, chia sẻ thông tin và hướng dẫn nông dân thực hiện.

[...]