Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2018 thực hiện “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn năm 2018-2022
Số hiệu | 59/KH-UBND |
Ngày ban hành | 27/03/2018 |
Ngày có hiệu lực | 27/03/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký | Nguyễn Long Hải |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 27 tháng 3 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN NĂM 2018 - 2022
Thực hiện Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018 - 2022 (sau đây gọi tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành trong việc thực hiện Quyết định số 242/QĐ-TTg, ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện một số giải pháp cơ bản, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
2. Yêu cầu
Trong quá trình thực hiện phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.
Các ngành, các cấp cần xác định công tác tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, từ đó, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức thi hành pháp luật.
Bảo đảm các điều kiện cần thiết để phục vụ việc tổ chức thi hành pháp luật.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
Bảo đảm sự lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để cụ thể hóa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật, thể hiện trách nhiệm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy các ngành, các cấp trong nhiệm vụ tổ chức thi hành pháp luật.
- Phân công trách nhiệm: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2. Hoàn thiện thể chế về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật
Trên cơ sở kết quả theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong từng ngành, lĩnh vực; kết quả thu thập thông tin; kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp; đề xuất hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định trách nhiệm, thẩm quyền và nội dung tổ chức thi hành pháp luật.
Hàng năm, có kế hoạch theo dõi tình hình thi hành lĩnh vực pháp luật trọng tâm của ngành, địa phương, trong đó chú trọng các lĩnh vực pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân, được dư luận xã hội quan tâm.
- Phân công trách nhiệm: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2022.
3. Đổi mới công tác theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật
- Áp dụng các tiêu chí cụ thể để xác định được mức độ thực thi pháp luật, cũng như đánh giá được chính xác, toàn diện, hiệu quả tác động của văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Phát hiện, lập danh mục các quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật chưa được cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành kịp thời, đầy đủ, hướng dẫn chưa chính xác hoặc thiếu thống nhất; các quyết định áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành có vi phạm về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, không bảo đảm tính chính xác; các vi phạm pháp luật phổ biến trong từng lĩnh vực cụ thể;
- Đánh giá nguyên nhân của tình hình vi phạm theo các tiêu chí về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật; công tác tổ chức thi hành pháp luật; ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguyên nhân khác;
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp kịp thời tổ chức thi hành văn bản pháp luật đã có hiệu lực; xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn và áp dụng pháp luật; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Phân công trách nhiệm: Sở Tư pháp chủ trì phối hợp các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 -2022