Kế hoạch 5584/KH-UBND năm 2022 thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 và những năm tiếp theo
Số hiệu | 5584/KH-UBND |
Ngày ban hành | 23/12/2022 |
Ngày có hiệu lực | 23/12/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký | Nguyễn Long Biên |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5584/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 23 tháng 12 năm 2022 |
THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Căn cứ Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới;
Căn cứ Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 02/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, như sau:
1. Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể Nhân dân về quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay; Phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải gắn với thực tiễn, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan hành chính và Nhân dân tham gia thường xuyên, có chất lượng tạo động lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ tinh thần quyết tâm của toàn thể các bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.
3. Xây dựng, công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo” để nhân rộng, phát triển những mô hình tích cực; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc nhằm tuyên truyền, nhân rộng tạo sự lan tỏa tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động khác trên địa bàn.
5. Phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; đa dạng hóa công tác vận động và tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế-xã hội.
6. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải thường xuyên triển khai sâu rộng đến các từng cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân để tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện các chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giải quyết kịp thời những vấn đề trong triển khai thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến quyền lợi và tâm tư nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; phát huy sức mạnh, vai trò làm chủ của Nhân dân, vận động nhân dân tham gia tích cực vào các phong trào thi đua định kỳ có sơ kết, tổng kết, đánh giá công nhận và nhân rộng các mô hình tiên tiến ở các địa phương và trên phạm vi toàn tỉnh.
1. Tổ chức quán triệt trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc về đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận trong tình hình mới gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; xác định công tác dân vận là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; gắn việc xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện công tác dân vận tại cơ quan đơn vị với việc triển khai nhiệm vụ chính trị; công tác dân vận trong các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp phải thực sự hiệu lực, hiệu quả, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
2. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận; về vị trí, vai trò, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp và cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công tác dân vận, bảo đảm công tác dân vận luôn gần gũi với Nhân dân. Cần đặc biệt quan tâm tuyên truyền, vận động người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động Nhân dân sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
3. Tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
4. Tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ; đổi mới căn bản hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp theo hướng hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, thân thiện và gần dân; thực hiện cải cách thủ tục hành chính quyết liệt, thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính; hoàn thành việc rà soát và sắp xếp tinh gọn bộ máy; ưu tiên nguồn lực, thực hiện hiệu quả chuyển đổi số.
Tập trung hoàn thiện thể chế của nền hành chính nhà nước theo hướng phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm sự tham gia giám sát và quyền làm chủ của Nhân dân; cụ thể hóa, thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
5. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức công vụ, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Xây dựng và thực hiện tốt văn hóa công sở, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ Nhân dân; đổi mới và thực hiện phong cách làm việc “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói”, “nói dân hiểu”, “hướng dẫn dân làm”, “làm dân tin”, khắc phục bệnh thành tích, hành chính, quan liêu xa dân. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, gây phiền hà cho Nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân.
6. Tổ chức thực hiện tốt Luật Tiếp cận thông tin nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm tiếp công dân, tăng cường, công khai đối thoại tiếp dân tại cơ sở, nơi xảy ra vụ việc. Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, nhất là những vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, dư luận quan tâm; giải quyết kịp thời những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của người dân.
7. Chủ động phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát, phản biện xã hội; tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, vận động đoàn viên, hội viên tham gia cùng với các cấp, các ngành và Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện phong trào thi đua.
8. Tuyên truyền, vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, xây dựng cộng đồng dân cư đoàn kết, đồng thuận, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, tiến bộ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…
9. Các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình nhân dân để có biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề bức thiết, chính đáng của Nhân dân, đảm bảo hài hòa các lợi ích của nhà nước, tập thể và nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh.
III. CHỈ TIÊU, TIÊU CHÍ, CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MÔ HÌNH, ĐIỂN HÌNH “DÂN VẬN KHÉO”
1. Chỉ tiêu xây dựng, nhân rộng mô hình điển hình “Dân vận khéo”
Các sở, ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục phát huy những mô hình, điển hình “Dân vận khéo” đã được xây dựng, đồng thời xây dựng những mô hình mới phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị.
Từ nay đến năm 2025, mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở xây dựng, nhân rộng ít nhất từ 01 đến 02 mô hình/năm (không tính cộng dồn những mô hình, điển hình đã thực hiện các năm trước).
2. Các bước xây dựng mô hình, tiêu chí, tiêu chuẩn công nhận