Kế hoạch 54/KH-UBND kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Số hiệu 54/KH-UBND
Ngày ban hành 18/03/2024
Ngày có hiệu lực 18/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Hoàng Việt Phương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 18 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2024

Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15/11/2018; Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 21/02/2012 và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 15/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình hiện nay. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2024, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đánh giá đúng thực trạng công tác bảo vệ bí mật nhà nước và việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương về nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình hiện nay; phòng chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và đối tượng xấu lợi dụng thu thập bí mật nhà nước nhằm chống phá Việt Nam.

2. Kiểm tra, đánh giá việc khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước đã được chỉ ra tại Báo cáo số 8023/BC-ĐKT ngày 15/11/2023 của Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2023.

3. Đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có). Phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.

4. Công tác kiểm tra phải bảo đảm khách quan, đánh giá đúng thực trạng công tác bảo vệ bí mật nhà nước; quá trình kiểm tra phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Việc quán triệt, triển khai thực hiện quy định về bảo vệ bí mật nhà nước

- Công tác triển khai Luật bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị, địa phương (thống kê văn bản và cung cấp cho Đoàn kiểm tra); ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy về công tác bảo vệ bí mật nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Kết quả thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước

- Việc xác định độ mật; thực hiện các quy định bảo mật trong soạn thảo, phát hành và quản lý bí mật nhà nước: (1) Việc xác định độ mật; (2) Việc thống kê số lượng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được cơ quan, đơn vị, địa phương phát hành theo từng năm (số liệu theo phân loại độ mật: Tuyệt mật, Tối mật, Mật); (3) Việc bảo đảm an toàn trong soạn thảo văn bản mật; (4) Việc cấp số, vào sổ đăng ký bí mật nhà nước đi, phát hành, ký nhận khi chuyển giao, chế độ lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị, địa phương và việc bảo quản tin, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại nơi làm việc.

- Thực hiện quy định trong việc giao nhận, sao, chụp, quản lý hồ sơ, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đến: (1) Công tác thống kê hằng năm về tổng số văn bản, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tiếp nhận; (2) Việc vào sổ đăng ký bí mật nhà nước đến, ký nhận khi chuyển giao và thực hiện quy trình xử lý, quản lý văn bản mật đến (việc lưu giữ tài liệu bí mật nhà nước, phân loại theo từng độ mật; việc thất lạc, mất bí mật nhà nước); (3) Việc thực hiện thủ tục, thẩm quyền sao, chụp tài liệu mật và lập sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước (số liệu theo phân loại độ mật).

- Thực hiện điều chỉnh độ mật; giải mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do các cơ quan, đơn vị, địa phương soạn thảo, phát hành và tiếp nhận; gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước.

- Bảo vệ bí mật nhà nước trong thông tin, liên lạc: Việc truyền, nhận thông tin, tài liệu bí mật nhà nước qua dịch vụ viễn thông, Internet, mạng nội bộ, cổng thông tin điện tử, truyền hình trực tuyến và các thiết bị điện tử khác.

- Thực hiện quy định về cung cấp, tiêu hủy tin, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đi công tác trong nước và nước ngoài; tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước.

- Công tác kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật và quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, đơn vị, địa phương trong phạm vi quản lý.

- Thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý (số lượt/số đơn vị; cung cấp các văn bản liên quan).

- Bố trí cán bộ, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước: (1) Việc phân công cán bộ kiêm nhiệm công tác bảo vệ bí mật nhà nước; (2) Bố trí nơi lưu giữ tài liệu mật; số lượng trang thiết bị: Máy tính độc lập để soạn thảo văn bản mật; máy tính nối mạng Internet, máy photocopy, máy fax, máy scan, thiết bị điện tử lưu giữ tài liệu bí mật nhà nước; các loại biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

- Công tác xử lý các vụ việc lộ, mất bí mật nhà nước và vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước: Tổng số vụ, việc; diễn biến; độ mật của tài liệu lộ, mất; tổ chức, cá nhân liên quan; kết quả xử lý, khắc phục hậu quả.

III. CÁCH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA

1. Cách thức kiểm tra

- Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, do 01 đồng chí lãnh đạo Công an tỉnh làm Trưởng đoàn; đại diện lãnh đạo các sở Tài chính, Tư pháp, Nội vụ làm Phó Trưởng đoàn; cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành liên quan làm thành viên; Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh trực tiếp kiểm tra tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương do Trưởng đoàn quyết định.

- Tại mỗi đơn vị được kiểm tra, Đoàn kiểm tra làm việc với lãnh đạo, công chức, viên chức, người được giao nhiệm vụ liên quan đến bí mật nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ