Kế hoạch 4899/KH-UBND về khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính năm 2019 và những năm tiếp theo do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 4899/KH-UBND
Ngày ban hành 06/08/2019
Ngày có hiệu lực 06/08/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4899/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 06 tháng 8 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2019 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Theo kết quả công bố Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2018 của Bộ Nội vụ, tổng điểm của tỉnh Lâm Đồng đạt 74,90% (tăng 0,91% so với năm 2017) xếp thứ 47/63 tỉnh, thành phố (tăng 01 hạng so với năm 2017).

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch khắc phục những hạn chế, tồn tại và giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh trong những tháng cuối năm 2019 và những năm tiếp theo như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Chỉ số CCHC của tỉnh năm 2018. Xác định nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện các Chỉ số thành phần, góp phần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh;

b) Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công tác CCHC nói chung và chỉ số CCHC của tỉnh nói riêng;

c) Phấn đấu Chỉ số CCHC năm 2019 của tỉnh xếp hạng ở vị trí cao hơn năm 2018 và tiếp tục cải thiện, nâng cao vị trí xếp hạng qua các năm tiếp theo.

2. Yêu cầu

a) Việc thực hiện kế hoạch nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh phải gắn với việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch CCHC giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch CCHC hàng năm của tỉnh. Đồng thời, gắn với việc cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI);

b) Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc cải thiện và nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành. Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì các lĩnh vực liên quan đến công tác CCHC, liên quan đến các tiêu chí đánh giá, xác định Chỉ số CCHC hàng năm của tỉnh là lực lượng nòng cốt.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và tổ chức về CCHC; tổ chức khảo sát, điều tra, đánh giá, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh;

b) Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các cơ quan nhà nước các cấp. Xử lý kịp thời các vấn đề phát hiện qua kiểm tra, giám sát;

c) Nâng cao chất lượng các văn bản chỉ đạo, điều hành CCHC của tỉnh. Phát huy tinh thần năng động, sáng tạo; có những sáng kiến mới trong công tác CCHC, gắn kết quả thực hiện CCHC với công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời bố trí đủ nguồn lực cho công tác CCHC;

d) Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đẩy mạnh việc viết sáng kiến/giải pháp hữu ích về công tác CCHC. Thường xuyên rà soát để hoàn thành 100% các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trong năm.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) tại tỉnh

a) Ban hành kịp thời kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; kiểm tra thực hiện văn bản QPPL tại tỉnh;

b) Nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và thẩm định văn bản, tránh tình trạng văn bản QPPL chứa TTHC hoặc văn bản hành chính thông thường chứa QPPL trái hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật; đảm bảo tính khả thi, hiệu lực và hiệu quả...;

c) Rà soát, hướng dẫn các cơ quan hành chính xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL thuộc ngành và lĩnh vực được giao. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rà soát, hệ thống hóa VBQPPL hàng năm.

3. Cải cách thủ tục hành chính

a) Tiếp tục tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách TTHC; đẩy mạnh thực hiện cải cách TTHC một cách quyết liệt, toàn diện và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

b) Kiểm soát chặt chẽ các nội dung: công bố TTHC; công khai bộ TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử tại các cơ quan, địa phương; niêm yết bộ TTHC tại bộ phận một cửa; xây dựng, công bố quy trình nội bộ giải quyết TTHC.

c) Nâng cao chất lượng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; thực hiện nghiêm việc tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ TTHC trên Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; chấm dứt tình trạng hồ sơ trễ hạn do không kết thúc trên hệ thống.

d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình và chất lượng việc tuân thủ, áp dụng TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh.

đ) Nâng cao chất lượng việc rà soát, đánh giá TTHC và xây dựng phương án đơn giản hóa TTHC phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế của địa phương.

[...]