Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 47/KH-UBND
Ngày ban hành 24/03/2017
Ngày có hiệu lực 24/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đình Xứng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 03 năm 2017

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW, NGÀY 12/01/2017 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG.

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (sau đây viết tt là Chỉ thị số 13-CT/TW). UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, với những nội dung trọng tâm sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rng (sau đây viết tt là QLBV&PTR); đảm bảo Chỉ thị số 13-CT/TW được triển khai đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

2. Yêu cầu:

- Giám đốc các Sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nội dung Chỉ thị số 13-CT/TW đến các cấp, các ngành, đơn vị, chủ rừng, cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm trong công tác QLBV&PTR, tạo được sự đồng thun cao trong quá trình triển khai thực hiện.

- Phải huy động được mọi nguồn lực thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ đối với công tác QLBV&PTR; đi mới và nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho lực lượng Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rng; đu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác QLBV&PTR.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ Kế hoạch hành động này xây dựng kế hoạch, nội dung công tác hằng năm thực hiện nhiệm vụ QLBV&PTR; đồng thời là cơ sở đkiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị s13-CT/TV/ ở tng cơ quan, đơn vị, địa phương.

II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM

1. Mục tiêu

- Xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền và người đng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về QLBV&PTR; tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh; kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng; phân định rõ ranh giới các loại rừng, giải quyết dt điểm tình trạng tranh chấp, lấn đất rừng; chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về QLBV&PTR.

- Tiếp tục bảo vệ, giữ vững ổn định 384.221,5 ha rừng tự nhiên hiện có; bảo vệ, sử dụng, kinh doanh hiệu quả 191.845 ha rừng trồng.

- Phát triển lâm nghiệp bền vng, mỗi năm khoanh nuôi tái sinh 7,6 nghìn ha và trồng mới trên 10 nghìn ha rừng; đến năm 2020, phát triển trên 56 nghìn ha rừng trồng gỗ lớn và trên 30 nghìn ha luồng thâm canh; duy trì ổn định độ che phủ của rừng ở mức 53,0 %.

2. Quan điểm

- Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; phát huy nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương các cấp; rà soát lại các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh, đchỉ đạo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra.

- Người đng đầu các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định của pháp luật về QLBV&PTR.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về QLBV&PTR:

a) UBND các huyện, thị xã, thành phố: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân, chủ rừng đối với công tác QLBV&PTR; đng thời khẳng định QLBV&PTR là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường hơn nữa sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể đối với công tác QLBV&PTR.

b) Sở Nông nghiệp và PTNT: Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí thực hiện hiệu quả các chương trình phối hợp tuyên truyền về QLBV&PTR; xây dựng các bảng tuyên truyền, bin cấm lửa tại các khu rừng trọng điểm, nơi thường tập trung đông người ra vào rừng; ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với người dân sống trong và ven rừng.

c) Đài Phát thanh và Truyền hình tnh, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống: Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm, chính quyền địa phương mở các chuyên trang chuyên mục về công tác QLBV&PTR; kịp thời đưa tin cảnh báo và dự báo cháy rừng; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định về QLBV&PTR; tăng cường sự giám sát của các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác QLBV&PTR.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo vệ rừng trong các trường học; Chđạo Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, các Ban quản lý khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thực hiện tốt công tác QLBVR, PCCCR trên diện tích rừng được giao, tăng cường công tác tuyên truyền cho du khách thập phương thực hiện tốt các quy định PCCCR.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về QLBV&PTR.

a) Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo và Tcông tác giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016 - 2020, ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; xây dựng lực lượng Kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác QLBV&PTR, hoàn thành trước tháng 5/2017.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các lực lượng: Công an, Quân Sự, Biên Phòng, Cảnh sát PCCC và chính quyền địa phương đthực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kim tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật t, kỷ cương trong công tác QLBV&PTR; tổ chức thực hiện hiệu quả Dự án nâng cao năng lực PCCCR tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020 nhằm hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra; tích cực tham mưu cho chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

- Chđạo Quỹ BV&PTR và Phòng, chống thiên tai: Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương, chủ rừng có liên quan thực hiện có hiệu quả, đúng quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh; tiếp tục đàm phán ký kết hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với các đơn vị sử dụng theo Quyết định số 3855/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh; tổ chức triển khai thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở công nghiệp có sử dụng trc tiếp nguồn nước, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

[...]