ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 47/KH-UBND
|
Hòa Bình, ngày 25
tháng 06 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
THÔNG TƯ SỐ 21/2013/TT-BTP NGÀY 18/12/2013 CỦA BỘ TƯ PHÁP QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ,
THỦ TỤC CÔNG NHẬN, MIỄN NHIỆM BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT; CÔNG NHẬN, CHO THÔI LÀM
TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CÁO
VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật
cấp tỉnh, cấp huyện và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị
trấn nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn tỉnh;
- Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và tạo điều kiện để
đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Yêu cầu
- Triển khai thực hiện các quy định về báo cáo
viên, tuyên truyền viên pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn
tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thường
xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp
luật theo quy định.
II. NỘI DUNG
1. Củng cố, kiện toàn, xây dựng và phát triển
đội ngũ báo cáo viên pháp luật; tuyên truyền viên pháp luật
1.1. Củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo pháp luật
của các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến các huyện, thành phố; tuyên truyền viên
pháp luật tại các xã, phường, thị trấn; bảo đảm các cơ quan, đơn vị và tại các
xã, phường, thị trấn đều có báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp
luật, phục vụ kịp thời cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
tại các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành
phố và ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.
1.2. Tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật, tuyên
truyền viên pháp luật.
a) Tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng
vững vàng, có uy tín trong công tác;
- Có khả năng truyền đạt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công
tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường
hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học
khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
b) Tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật
Là người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật
được xem xét để công nhận là tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn.
1.3. Thẩm quyền quyết định công nhận, miễn nhiệm
báo cáo viên pháp luật; Công nhận và cho thôi tuyên truyền viên pháp luật.
a) Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định công nhận và miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật các huyện, thành phố.
b) Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét, công nhận và cho thôi tuyên truyền viên
pháp luật của xã, phường, thị trấn.
2. Biện pháp củng cố, kiện
toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên
pháp luật
2.1. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng
cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý;
- Cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin,
tài liệu pháp luật chuyên ngành cho báo cáo viên pháp luật thuộc phạm vi quản
lý;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến,
giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý.
2.2. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng
cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị
tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến,
giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý;
- Chỉ đạo Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ tuyên
truyền viên pháp luật và tổ chức tập huấn về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ
biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn.
3. Xây dựng, quy hoạch, kế
hoạch phát triển đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật
3.1. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thường xuyên quan
tâm đến việc quy hoạch, phát triển đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở các cơ quan,
đơn vị và tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn, bảo đảm đủ số
lượng và nâng cao về chất lượng trong công tác tuyên truyền pháp luật.
3.2. Thường xuyên kiểm
tra, đánh giá chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm củng
cố, bổ sung và sử dụng có hiệu quả đội
ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trong tỉnh.
3.3. Chú trọng công tác xây dựng quy hoạch báo cáo
viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật biết nói tiếng dân tộc thiểu số, để
phổ biến pháp luật cho nhân dân các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng
đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ thực hiện
- Công tác kiện toàn, củng cố đội ngũ báo cáo viên
pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn tỉnh thực hiện xong trong
quý III/2014 và các năm tiếp theo. (Báo cáo viên pháp luật đã được công nhận
theo quy định của Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 15/11/2010 của Bộ Tư pháp quy
định về báo cáo viên pháp luật còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của
pháp luật tiếp tục là báo cáo viên pháp luật, không phải làm thủ tục công nhận
lại).
- Hằng năm tổ chức
tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật,
tuyên truyền viên pháp luật.
2. Phân công nhiệm vụ
2.1. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp
với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh tổ chức các hoạt động điều tra, khảo sát,
củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật; xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và
nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật trên
địa bàn tỉnh;
- Quản lý hoạt động phổ biến pháp luật của báo cáo
viên pháp luật cấp tỉnh;
- Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện, thành
phố; công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, phường, thị trấn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét công nhận, miễn
nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi tuyên truyền viên pháp luật ở
xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
2.2. Sở Tài chính
Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, xây dựng dự toán kinh phí chi trả thù
lao cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật khi tham gia hoạt
động tuyên truyền pháp luật tại các cơ quan, đơn vị và ở các xã, phường, thị
trấn theo Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 giữa Bộ
Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân
tại cơ sở và các quy định của tỉnh.
2.3. Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh
- Bố trí cán bộ làm báo cáo viên pháp luật theo quy
định tại Thông tư số 21/2013/TT-BTP; chủ động xây dựng Kế hoạch dài hạn, hằng
năm trong củng cố, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của
cơ quan, đơn vị;
- Tạo điều kiện thuận lợi để báo cáo viên pháp luật
của cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.4.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch
triển khai Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18/12/2013 của Bộ Tư pháp quy định trình
tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi
làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo
cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật;
- Chỉ đạo Phòng Tư pháp phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của Ủy ban nhân dân, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp tiến hành rà soát, củng
cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật của huyện, thành phố đồng thời chỉ
đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ tuyên truyền viên pháp
luật trên địa bàn;
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức
pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp
luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn huyện, thành phố.
Giao Sở Tư pháp hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra tình
hình triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định
kỳ 6 tháng, hằng năm tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh (Gửi kèm Kế hoạch là các biểu mẫu công nhận,
miễn nhiệm, cho thôi báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật Ban
hành kèm theo Thông tư 21/2013/TT-BTP)./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh VP, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC (BTh 80b).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Quang
|