Kế hoạch 4591/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết phát triển thủy sản và Chiến lược phát triển thủy sản Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 4591/KH-UBND
Ngày ban hành 09/08/2022
Ngày có hiệu lực 09/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Huyện Cần Giờ
Người ký Nguyễn Văn Hồng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4591/KH-UBND

Cần Giờ, ngày 09 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Căn cứ Quyết định số 4310/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/HU ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phát triển thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phát triển thủy sản và Chiến lược phát triển thủy sản huyện Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045:

1. Mục tiêu chung:

- Phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, hướng tới phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, tập trung phát triển đối với sản phẩm chủ lực có năng suất và giá trị kinh tế cao; đảm bảo vừa bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, vừa xây dựng được thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 4310/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Chỉ tiêu chủ yếu:

2.1. Đến năm 2025:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành thủy sản: giai đoạn 2021 - 2025 đạt 5,3%/năm. Đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm 92,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 61.215 tấn, trong đó sản lượng khai thác 22.705 tẩn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 38.510 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản 5.305 ha, trong đó phấn đấu đến năm 2025 phát triển diện tích nuôi tôm công nghệ cao đạt 300 ha.

2.2. Đến năm 2030:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành thủy sản: giai đoạn 2026 - 2030 đạt 4,9%/năm. Đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm 93% trong cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 75.788,5 tấn, trong đó sản lượng khai thác 27.385,2 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 48.403,3 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản 4.476,35 ha, trong đó phấn đấu đến năm 2030 phát triển diện tích nuôi tôm công nghệ cao khoảng 500 ha.

2.3. Tầm nhìn đến năm 2045:

Phát triển thủy sản huyện Cần Giờ trở thành ngành kinh tế hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; givị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN:

1. Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản:

- Phát triển khai thác thủy sản vùng lộng có hiệu quả, bền vững trên cơ sở cân đối với trữ lượng nguồn lợi thủy sản, chuyển dần sinh kế cộng đồng ngư dân khai thác thủy sản sang phát triển nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, dịch vụ du lịch, giải trí nghề cá.

- Tổ chức lại hoạt động khai thác thủy sản vùng ven bờ, vùng nội địa hợp lý, giảm dần cường lực khai thác. Tăng cường bảo vệ, tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Tiếp tục áp dụng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế hợp tác để thu hút doanh nghiệp đầu tư để hiện đại hóa quản lý nguồn lợi thủy sản và hoạt động của đội tàu khai thác xa bờ, hoàn chỉnh đầu tư dịch vụ hạ tầng cơ sở nghề cá tại các bến tàu cá xã Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh và Khu Trung tâm Thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh.

2. Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản:

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi tập trung công nghiệp, công nghệ cao với các cơ sở sản xuất quy mô lớn, đối với các hộ nuôi quy mô nhỏ thì áp dụng công nghệ để cải tiến, nuôi không xả thải, gắn với việc bảo vệ môi trường nước nuôi trồng thủy sản, nuôi hữu cơ, phối hợp nuôi lồng bè, ao hồ tập trung và luân canh, xen canh.

- Ưu tiên phát triển các vùng nuôi chuyên canh chính cho các sản phẩm chủ lực tôm nước lợ và các sản phẩm chiến lược như cá dứa, cua, sản xuất giống nhuyễn thể (nghêu, sò, hàu). Ứng dụng công nghệ hướng đến tái tạo nước thải của nuôi trồng và chế biến thủy sản giảm sức ép lên môi trường.

- Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản tại các vùng nuôi chuyên canh, vùng ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn và các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ thông qua phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ quyền lợi chính đáng của người sản xuất. Chủ động trong việc cung ứng các sản phẩm đầu vào thiết yếu (thuốc, con giống, thức ăn). Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển gắn với phát triển kinh tế biển.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thủy sản:

[...]