Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chuyên đề: “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các công trình công cộng tại các khu đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”
Số hiệu | 45/KH-UBND |
Ngày ban hành | 07/02/2023 |
Ngày có hiệu lực | 07/02/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Dương Đức Tuấn |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2023 |
UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai Chuyên đề: “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các công trình công cộng tại các khu đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025” đã được UBND Thành phố ban hành tại Quyết định số 3383/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 như sau:
1. Mục đích
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chuyên đề: “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các công trình công cộng tại các khu đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025”.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư, xử lý vi phạm về việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình công cộng tại các khu đô thị trên địa bàn Thành phố.
2. Yêu cầu
- Phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, lĩnh vực; làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra sai phạm, không xử lý dứt điểm. Đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật nếu có và đề xuất các biện pháp khắc phục.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo định kỳ kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này, tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, quy hoạch, nhà ở, xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan.
- UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn, trên cơ sở đó đề xuất địa điểm, nguồn vốn (nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn xã hội hóa), cơ chế chính sách, báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội tại các khu đô thị trên địa bàn Thành phố. Hoàn thành trong Quý I/2023.
- Đối với các ô đất xây dựng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội dự kiến đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa (do không bố trí được vốn ngân sách) nhưng chưa thực hiện việc lựa chọn chủ đầu tư dự án. UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương tổ chức lập hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (trong đó đề xuất cụ thể hình thức lựa chọn nhà đầu tư (đấu thầu hoặc đấu giá quyền sử dụng đất)), gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức thẩm định, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư. Hoàn thành trong Quý II/2023.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát lại việc bố trí các quỹ đất xây dựng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội trong các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của các dự án khu đô thị, khu nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đối chiếu với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan để nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các quy đất này (trong trường hợp còn thiếu) trong quá trình thẩm định điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án khu đô thị, khu nhà ở.
- Khi thẩm định quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở phải đảm bảo bố trí đủ tỷ lệ quỹ đất dành để xây dựng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân tại dự án và khu vực xung quanh, đảm bảo các yêu cầu theo quy hoạch phân khu đô thị, quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD và các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan; không bố trí quỹ đất xây dựng các công trình này vào các vị trí khó thực hiện giải phóng mặt bằng. Trường hợp có bổ sung chức năng nhà ở phải đảm bảo phù hợp với khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án, khu vực xung quanh dự án, đảm bảo quy mô diện tích quỹ đất công cộng tại các đồ án quy hoạch chi tiết khu đô thị, khu nhà ở. Đối với việc lập, thẩm định quy hoạch các khu chung cư cũ, các dự án di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi các khu vực đông dân cư, cần cân đối quỹ đất, dành tỷ lệ diện tích đất hợp lý cho việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình công cộng khác, góp phần cải thiện không gian kiến trúc cảnh quan, môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân tại khu vực dự án.
3. Lựa chọn chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, ưu đãi hỗ trợ đầu tư dự án:
3.1. Giao Sở Kế hoạch và đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa và Thể thao, Y tế và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất UBND Thành phố để kiến nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sớm ban hành quy định về lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội thuộc diện phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa, làm cơ sở để kêu gọi đầu tư và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định. Hoàn thành trong Quý I/2023.
- Chủ trì, phối hợp với các các sở, ngành chức năng khi tham mưu cho UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án khu đô thị, khu nhà ở phải xác định cụ thể danh mục các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình công cộng thuộc trách nhiệm đầu tư của chủ đầu tư hoặc thuộc diện phải bàn giao lại cho Thành phố để đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách; Có trách nhiệm xác định cụ thể đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư, hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
3.2. Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa và Thể thao, Tài chính, Cục Thuế Hà Nội và các cơ quan có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn các chủ đầu tư dự án thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật.
4.1. Giao UBND các quận, huyện, thị xã:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc thường xuyên theo dõi, đôn đốc chủ đầu tư thuộc địa bàn quản lý thực hiện đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình công cộng khác tại dự án, đảm bảo tiến độ, phù hợp với quy hoạch và nội dung của dự án đã được phê duyệt. Đối với các trường hợp cố tình chây ỳ, không triển khai hoặc chậm triển khai đầu tư xây dựng các công trình (đặc biệt là các công cộng, công trình hạ tầng xã hội), vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, kịp thời báo cáo UBND Thành phố xem xét, thu hồi đất, thu hồi dự án theo quy định để tổ chức lựa chọn chủ đầu tư khác thực hiện hoặc giao UBND cấp huyện thực hiện đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các chủ đầu tư dự án ưu tiên thực hiện giải phóng mặt bằng các khu đất xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để đẩy nhanh tiến độ giao đất cho các chủ đầu tư xây dựng đồng bộ dự án.
4.2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư: Theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở, dự án đầu tư xây dựng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội thực hiện nghiêm túc việc báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư, Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 10/02/2022 của UBND Thành phố ban hành Quy định phân công tổ chức giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư của thành phố Hà Nội. Xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp không chấp hành các quy định của pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư và chế độ báo cáo thống kê theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất mà quá thời hạn triển khai thực hiện dự án; căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư để xem xét, đề xuất UBND Thành phố thu hồi dự án, thu hồi chủ trương đầu tư theo quy định. Đối với các dự án đã thực hiện thu hồi đất, giao đất nhưng chậm triển khai, còn nợ nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước, tổng hợp danh sách các dự án, báo cáo UBND Thành phố để giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.