Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 4325/KH-UBND năm 2020 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 4325/KH-UBND
Ngày ban hành 19/11/2020
Ngày có hiệu lực 19/11/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4325/KH-UBND

Kon Tum, ngày 19 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1659/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2019 phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030”; số 33/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2019 phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025; số 1893/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2018 phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và chi hội trưởng phụ nữ giai đoạn 2019-2025”; số 1847/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018 phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ; số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”; số 242/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2018 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021”; số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025;

Căn cứ các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 28/CT-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2018 về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức; Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;

Thực hiện ý kiến của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 4209/BNV-ĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2020 về hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2021; Văn bản số 3266/BNV-ĐT ngày 01 tháng 7 năm 2020 về việc hướng dẫn triển khai Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao toàn diện chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, đảm bảo định hướng phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của địa phương theo từng giai đoạn.

- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu và nghiệp vụ thông thạo đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao năng lực hoạch định, tham mưu, quản lý và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, tạo sự sẵn sàng với cách mạng công nghiệp 4.0 và đáp ứng yêu cầu vận hành Chính phủ điện tử.

2. Yêu cầu

- Trên cơ sở kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Kon Tum giai đoạn 20162020, rà soát thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và xác định các giải pháp, biện pháp khả thi phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ

lãnh đạo, quản lý; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; khuyến khích, đẩy mạnh tổ chức bồi dưỡng theo hình thức từ xa, kết hợp đào tạo trực tuyến.

- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao trách nhiệm trong đẩy mạnh tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

- Cân đối, bố trí đủ nguồn lực, bảo đảm kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý; đa dạng hóa nguồn kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng.

II. NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CỤ THỂ

1. Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học

a) Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học chuẩn hóa trình độ chuyên môn theo vị trí việc làm đối với công chức, viên chức theo yêu cầu trình độ của vị trí việc làm.

Phấn đấu đến năm 2025, 100% công chức cấp tỉnh, huyện đạt trình độ chuyên môn theo vị trí việc làm; cơ bản hoàn thành việc chuẩn hóa trình độ chuyên môn theo vị trí việc làm đối với viên chức theo mục tiêu của các Đề án, chương trình, kế hoạch và văn bản của Trung ương1.

b) Đào tạo trình độ đại học đối với cán bộ, công chức cấp xã, ưu tiên bố trí nguồn lực tổ chức đào tạo, chuẩn hóa trình độ cho đối tượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Phấn đấu đến năm 2025, 70% cán bộ cấp xã, trên 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.

c) Đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với chuyên môn, yêu cầu của vị trí công tác, gắn với quy hoạch sử dụng lâu dài đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; trong đó, tập trung cử đi đào tạo sau đại học đối với các vị trí làm công tác hoạch định chính sách, chiến lược của tỉnh phù hợp với định hướng phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của địa phương theo từng giai đoạn.

[...]