Kế hoạch 429/KH-UBND năm 2016 tổ chức sơ kết 03 năm thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 429/KH-UBND
Ngày ban hành 04/04/2016
Ngày có hiệu lực 04/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Nguyễn Tiến Hoàng
Lĩnh vực Vi phạm hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 429/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 04 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC SƠ KẾT 03 NĂM THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2012

Thực hiện Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 22/02/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để đánh giá kết quả triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 trên địa bàn toàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng Kế hoạch tổ chức sơ kết 03 năm thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với những nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Đánh giá đầy đủ, khách quan tình hình, số liệu, kết quả triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

b) Phản ánh, tổng hợp, đề xuất, kiến nghị giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử lý vi phạm hành chính nhằm nâng cao hiệu quả thi hành và hoàn thiện thể chế về công tác này;

c) Nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức và hoạt động xử lý vi phạm hành chính, xây dựng định hướng nhằm hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm hành chính phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

2. Yêu cầu

a) Hoạt động sơ kết phải được thực hiện toàn diện, đồng bộ trên cơ sở bám sát nội dung công tác xử lý vi phạm hành chính đã được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

b) Phát huy vai trò và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan.

c) Đảm bảo công tác tổ chức sơ kết phải thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

II. NỘI DUNG SƠ KẾT

1. Tình hình tổ chức triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính

a) Đánh giá chung: Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động xử lý vi phạm hành chính (tình hình ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

b) Kết quả triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính: việc ban hành chương trình, kế hoạch triển khai; phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; hướng dẫn chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra liên ngành tình hình thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.

2. Những hạn chế, bất cập

a) Những hạn chế, bất cập từ các quy định cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012các văn bản hướng dẫn thi hành (căn cứ giải quyết; thủ tục giải quyết…).

b) Hạn chế về điều kiện đảm bảo thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

c) Những khó khăn, vướng mắc, bất cập khác.

3. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan;

b) Nguyên nhân chủ quan.

4. Kiến nghị, đề xuất

- Đề xuất sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm bảo đảm thống nhất, đồng bộ, phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

- Kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: về tổ chức thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; cơ chế bảo đảm tổ chức thi hành hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; cơ chế phối hợp liên ngành.

- Kiến nghị, đề xuất khác.

III. HÌNH THỨC, THỜI GIAN TỔ CHỨC

[...]